Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Ngày 22/07/2024 21:00:51

Bệnh Bạch hầu có nhiều thể, hay gặp nhất là Bạch hầu họng, Bạch hầu thanh quản, Bạch hầu mũi, Bạch hầu mắt, Bạch hầu da...

z5658390912029_33b91d4d52cb60a2095274e86602238d.jpg
z5658391525995_ab058e35db9ca74a32ff7f87e81f9d27.jpg
 Kính thưa bà con nhân dân !

Trong bài viết ngày hôm nay, ban văn hóa, đài truyền thanh xin gửi đến bà con nội dung bài viết về phòng chống bệnh bạch hầu

1 .  Bệnh Bạch hầu: là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn Bạch cầu sinh độc tố, lây theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc người lành mang trùng và hít các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị  nhiễm vi khuẩn Bạch hầu, bệnh có khả năng lây thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em  dưới 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với Bạch hầu do chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân, nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thể điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể phòng bệnh bằng vắc xin.

2. Biểu hiện lâm sàng: Bệnh Bạch hầu có nhiều thể, hay gặp nhất là Bạch hầu họng, Bạch hầu thanh quản, Bạch hầu mũi, Bạch hầu mắt, Bạch hầu da...với các biểu hiện thường gặp là:

-         Người bệnh thường sốt 37o 5 – 38o C, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu. Vào ngày thứ 2-3 của bệnh, nuốt đau, da xanh tái, mệt mỏi, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

-     Nếu bị Bạch hầu ác tính có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40o C,giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi, hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh

-         Nếu bị Bạch hầu thanh quản có biểu hiện: Viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở

3. Phòng bệnh

- Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng

- Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng

-Tiêm các mũi cơ bản:

Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi thứ 2: lúc trẻ 3 tháng tuổi.

Mũi thứ 3: lúc trẻ 4 tháng tuổi

Mũi Thứ 4: Khi trẻ 18-24 tháng tuổi.

Mũi thứ 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi

Mũi thứ 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi

- Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng

- Tiêm các mũi cơ bản:

Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt

+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần

+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng

Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lúa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất(vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm

- Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

+ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ  sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày ,hạn chế tiếp xúc với người khi nghi ngờ mắc bệnh.

+ Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

+ Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ

+ Đặc biệt khi người dân bị viêm họng hoặc khi có dấu hiệu mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, người dân phải nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Phải được cách ly và điều trị.

+ Trường hợp tại ổ dịch bạch hầu, người dân cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Để góp phần ngăn chặn, hạn chế  tác hại từ bệnh Bạch hầu, Rất mong bà con nhân dân lưu ý quan tâm trong việc phòng và tim phòng đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do bệnh Bạch hầu gây ra./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Đăng lúc: 22/07/2024 21:00:51 (GMT+7)

Bệnh Bạch hầu có nhiều thể, hay gặp nhất là Bạch hầu họng, Bạch hầu thanh quản, Bạch hầu mũi, Bạch hầu mắt, Bạch hầu da...

z5658390912029_33b91d4d52cb60a2095274e86602238d.jpg
z5658391525995_ab058e35db9ca74a32ff7f87e81f9d27.jpg
 Kính thưa bà con nhân dân !

Trong bài viết ngày hôm nay, ban văn hóa, đài truyền thanh xin gửi đến bà con nội dung bài viết về phòng chống bệnh bạch hầu

1 .  Bệnh Bạch hầu: là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn Bạch cầu sinh độc tố, lây theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc người lành mang trùng và hít các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị  nhiễm vi khuẩn Bạch hầu, bệnh có khả năng lây thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em  dưới 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với Bạch hầu do chưa được tiêm vắc xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân, nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thể điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể phòng bệnh bằng vắc xin.

2. Biểu hiện lâm sàng: Bệnh Bạch hầu có nhiều thể, hay gặp nhất là Bạch hầu họng, Bạch hầu thanh quản, Bạch hầu mũi, Bạch hầu mắt, Bạch hầu da...với các biểu hiện thường gặp là:

-         Người bệnh thường sốt 37o 5 – 38o C, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu. Vào ngày thứ 2-3 của bệnh, nuốt đau, da xanh tái, mệt mỏi, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.

-     Nếu bị Bạch hầu ác tính có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng sốt cao 39-40o C,giả mạc lan rộng, khắp hầu họng và môi, hạch cổ sưng to biến dạng dẫn đến hình cổ bạnh, có nhiều biến chứng sớm viêm cơ tim, suy thận và tổn thương thần kinh

-         Nếu bị Bạch hầu thanh quản có biểu hiện: Viêm thanh quản cấp (ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở chậm thì hít vào, có tiếng rít thanh quản) giai đoạn muộn sẽ dẫn đến ngạt thở

3. Phòng bệnh

- Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng

- Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng

-Tiêm các mũi cơ bản:

Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi thứ 2: lúc trẻ 3 tháng tuổi.

Mũi thứ 3: lúc trẻ 4 tháng tuổi

Mũi Thứ 4: Khi trẻ 18-24 tháng tuổi.

Mũi thứ 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi

Mũi thứ 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi

- Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng

- Tiêm các mũi cơ bản:

Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt

+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần

+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng

Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lúa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất(vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm

- Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

+ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ  sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày ,hạn chế tiếp xúc với người khi nghi ngờ mắc bệnh.

+ Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

+ Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ

+ Đặc biệt khi người dân bị viêm họng hoặc khi có dấu hiệu mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, người dân phải nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Phải được cách ly và điều trị.

+ Trường hợp tại ổ dịch bạch hầu, người dân cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Để góp phần ngăn chặn, hạn chế  tác hại từ bệnh Bạch hầu, Rất mong bà con nhân dân lưu ý quan tâm trong việc phòng và tim phòng đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do bệnh Bạch hầu gây ra./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn