Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Trường Cổ Định, Tân Ninh – thị trấn Nưa, 100 năm thành lập và phát triển

Ngày 24/08/2023 23:05:10

Yêu nước, siêng năng, cần cù, trí tuệ và hiếu học là những giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của làng quê văn hiến Cổ Định - Tân Ninh – Thị trấn Nưa.

 IMG_20220726_065740_837.jpg
z4633486461515_82122ab3f374a99460200561d774a39d (1).jpg
IMG_20220726_065702_025.jpg
Văn hóa Cổ Định , thời phong kiến.

Cổ Định - Tân Ninh thuộc huyện Nông Cống xưa nay là thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

        Người dân Cổ Định vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động siêng năng, qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, do có nhiều đóng góp to lớn cho kháng chiến và xây dựng đất nước, xã Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa) đã được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

            Yêu nước, siêng năng, cần cù, trí tuệ và hiếu học là những giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của  làng quê văn hiến Cổ Định - Tân Ninh – Thị trấn Nưa.

        Dưới thời Bắc thuộc đất Cổ Định đã có nhiều người  học hành đỗ đạt, được bổ dụng làm quan, nhiều người được lưu danh bia đá, sử sách nêu gương, người đời truyền tụng, nơi đây được xem là đất học và đất phát quan "Đất học Cổ Định, Cổ Đôi".

           Dưới thời Pháp thuộc, Cổ Định - Tân Ninh đã có trường tiểu học rất sớm từ năm 1923, đây là cơ sở quy mô tổ chức đầu tiên để đào tạo con người ở một làng quê. Hiện nay thị trấn Nưa có một trường mầm non; một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở với số lượng trên 1000 học sinh. Từ khi thực hiện cải cách giáo dục các trường học ở thị trấn Nưa thường xuyên đạt trường học Tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh , năm nào cũng có học sinh thi học sinh giỏi các cấp. Có nhiều thầy giáo, cô giáo là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, nhiều người được công nhân là chiến sỹ thi đua và có học sinh là Thủ khoa của trường đại học, trường Phổ thông trung học...vv.

        Đã có sách báo khẳng định thị trấn Nưa là địa phương có từ buổi đầu dựng nước. Trong bài viết “Tân Ninh một dòng ký ức” đăng trên báo “ Văn hoá thông tin” Thanh Hoá số 148 năm 1993 có khẳng định” Suốt thời phong kiến, Cổ Định một làng quê khai sinh từ thuở các Vua Hùng đã là đất học, đất phát quan, làng có tới 24 vị tiến sĩ”.

       Tại Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội) còn lưu danh cụ Hoàng giáp Lê Bật Tứ, đỗ Hoàng giáp khoa thi năm 1598 và cụ Lê Nhân Kiệt, đỗ Tiến sỹ, khoa thi năm 1661, cả hai cụ đều là người làng Cổ Định.

        Ham học, từ thế hệ này đến thế hệ khác đã vun đắp nên truyền thống hiếu học của dân làng Cổ Định xưa, thị trấn Nưa ngày nay. Truyền thống ấy cứ lớn dần về giá trị và để hiếu học trở thành một giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của quê hương.

Giai đoạn từ 1923 đến 1945

Vào những năm 20 của thế kỷ 20 “Hiếu học” đã trở thành một giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của dân làng Cổ Định (thị trấn Nưa ngày nay), dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, dù còn muôn vàn khó khăn trong đời sống và mối quan hệ xã hội, nhưng sức học của dân làng Cổ Định vẫn không ngừng đòi hỏi để được học và học cao hơn, nhu cầu học tập của con em ở Cổ Định lên cao, đòi hỏi cần sớm có một môi trường học tập thuận lợi, con em địa phương không phải đi xa để học chữ,  trong khi đó quy chế giáo dục của toàn quyền Pháp tại Đông Dương chưa có nhiều thay đổi. Cụ Cử nhân Lê Trọng Nhị và cụ Hàn (Lê Đình Ngô) người làng Cổ Định, xã Cổ Định nay là thị trấn Nưa đã soạn thảo và tống đạt đơn xin xây dựng trường của làng Cổ Định lên chính phủ Nam triều và toàn quyền Pháp ở Đông Dương, được toàn quyền Pháp đồng ý và Chính phủ Nam triều chấp thuận, chính quyền Tổng Cổ Định huy động sức đóng góp của nhân dân xây dựng trường lấy tên: Trường tiểu học sơ đẳng Pháp Việt Cổ Định, như vậy năm 1923 trường "Tiểu học sơ đẳng Pháp Việt Cổ Định" được thành lập gồm 3 phòng học, do thầy giáo Nguyễn Khoa phụ trách nhà trường. Trường học cả Quốc ngữ và chữ Pháp, sau này toàn quyền Pháp giao quyền quản lý trường tiểu học Trung kỳ cho Chính phủ Nam Triều thì tiếng Pháp không còn là môn bắt buộc nữa. Đây chính là cơ sở để sự nghiệp giáo dục tại quê hương Cổ Định có điều kiện ươm trồng và làm dầy thêm truyền thống hiếu học của quê hương.

     Giai đoạn từ 1945 đến 1955

Năm học 1949 - 1950 Thầy giáo Trương Như Khiêm phụ trách nhà trường cấp I được điều chuyển sang trường khác. Thầy giáo Đặng Văn Lợi được  điều về và bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường cấp I Ninh Hoà A (Tại xã Tân Ninh) trường có 10 lớp học với gần 600 học sinh gồm hai lớp 1, ba lớp 2, ba lớp 3, hai lớp 4 đến cuối năm học trường phát triển thêm hai lớp 5 và một lớp 6. Đây là bước chuẩn bị cơ sở tổ chức trường theo hệ 09 năm gồm 4 năm cấp I; 03 năm cấp II và 02 năm cấp III. đến cuối năm 1950 huyện Nông Cống được thành lập một trường cấp II đầu tiên ở phía bắc Nông Cống. Xét tới khả năng học ở Tân Ninh và vùng lân cận, huyện đã quyết định đặt trường cấp II tại xã Ninh Hoà (Địa phận xã Tân Ninh). Thầy giáo Phan Thế Doanh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Để tạo điều kiện cho trường cấp II, trường cấp I Ninh Hoà A đã cắt cho trường cấp II (hệ 7 năm) của huyện một lớp 1, một lớp 2, một lớp 3 và một lớp 4 đồng thời giao luôn cả 2 lớp 5 , một lớp 6 cho trường huyện quản lý. Như vậy hệ 7 năm của xã hoàn toàn được chuyển giao cho trường huyện, thời điểm này trường cấp một Ninh Hoà A còn lại 6 lớp chuyển vào học trong nhà dân.

       Năm học 1951 - 1952 một sự kiện khó quên đúng vào dịp tết cổ truyền,  Bộ trưởng Bộ giáo dục đã về thăm các trường học tại Tân Ninh. Bộ trưởng đã bầy tỏ sự vui mừng của mình khi thấy trong điều kiện kháng chiến còn nhiều khó khăn mà thầy và trò nhà trường vẫn thi đua “dạy tốt, học tốt”. Bộ trưởng biểu dương khen ngợi chính quyền địa phương đã chăm lo nơi ăn, chốn ở cho giáo viên, nhất là những người ở xa quê.

       Cũng năm học 1952 - 1953 Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của trường được thành lập gồm 8 đảng viên (trong đó có 4 đảng viên là học sinh).Thầy giáo Lê Ngọc Bá (Quê ở Tân Ninh) làm bí thư Chi bộ, như vậy năm 1950 - 1951 tại Cổ Định - Tân Ninh đã có trường cấp II Quốc lập, đây là trường cấp II đầu tiên của huyện Nông Cống, sau này là trường cấp 2 Nông Cống 2, từ đây trở đi học sinh trong làng xã và khu vực có thể học suốt 7 năm tại Tân Ninh từ lớp 1 đến lớp 7 mà không phải đến huyện, đến tỉnh để học như trước năm 1945 nữa. Năm 1953 xã Ninh Hoà lại được chia tách ra thành hai xã là Tân Ninh và Thái Hoà trường cấp hai vẫn đặt tại xã Tân Ninh.

        Năm 1953 - 1954  Giáo viên và học sinh trường Tân Ninh được chứng kiến một thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Trong suốt 9 năm thực hiện lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch, trường học Tân Ninh vô cùng tự hào có lớp lớp cựu học sinh lên đường tham gia kháng chiến, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều người đã trưởng thành tiếp tục phấn đấu phục vụ quân đội và cách mạng,  trong 9 năm kháng chiến chống Pháp đã có 40 người con ưu tú của quê hương, anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc. Cũng thời gian này thầy và trò cuả nhà trường đã không ngừng vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học, hoàn thành đúng mục tiêu dạy chữ, dạy người, khởi đầu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo con người mới, với bước phát triển toàn diện để phục vụ tốt nhất cho cuộc kháng chiến, kiến quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, các thế hệ thầy và trò trường Tân Ninh đã trở thành niềm tự hào của một làng quê, truyền thống hiếu học ngày càng được phát huy.

     Giai đoạn từ 1955 đến 1975

          Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ riêng sự nghiệp giáo dục đã nhanh chóng có bước phát triển mới với mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như các trường học trong cả nước, các trường học trong xã Tân Ninh cũng nằm trong guồng máy chung đó. Từ năm 1954 đến 1956  việc tổ chức dạy và học được diễn ra bình thường. Đội ngũ giáo viên lần lượt thay phiên nhau đi học chính trị  và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy..

          Đến năm học 1956 - 1957, hệ thống 7 năm của trường cấp 2 cắt riêng 4 lớp cấp I giao lại cho trường cấp 1 Tân Ninh. Do nhu cầu học của nhân dân ngày càng cao, số lượng học sinh ngày càng tăng. Cán bộ, chính quyền xã đã vận động nhân dân xây dựng thêm 8 phòng học mới bằng luồng, gỗ, nhà lợp tranh rạ.  Do nhu cầu đào tạo giáo viên để phục vụ tại các trường trong huyện trong tỉnh, nhiều học sinh tốt nghiệp cấp II đã thi tuyển vào các trường sư phạm trong tỉnh, nhiều người trở thành thầy giáo, cô giáo đã trở về dạy học tại trường quê, cũng có rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 2 đã thi vào học các trường kinh tế - kỹ thuật làm việc trên các công trường, trong các nhà máy ngày đêm lao động sản xuất xây dựng CNXH ở miền Bắc, có một số học sinh thi đậu cấp III phải đi học xa, tại trường huyện, sau này có một số thi đậu vào các trường đại học trở thành kỹ sư, bác sỹ.

           Năm 1959 đã có 34 cựu học sinh của nhà trường tình nguyện xung phong vào bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó có người đã vượt Trường Sơn vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đến năm học 1961 - 1962 trường cấp II Tân Ninh do thầy Ngọ Đình Tuần  làm hiệu trưởng, thầy Lê Văn Cương làm hiệu phó, nhà trường có 12 lớp, gồm: Bốn lớp 5; Bốn lớp 6 và bốn lớp 7. Nhà trường đã có đội ngũ giáo viên, các bộ môn tự nhiên, xã hội. Trường đã có hàng trăm học sinh xung phong vào bộ đội. Nhiều cựu học sinh trước khi lên đường đến chào các thầy giáo, cô giáo; Có nhiều học sinh viết quyết tâm thư gửi lại nhà trường hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1961 - 1962 các trường học ở Tân Ninh có bước đột phá mạnh trong giảng dạy với phong trào thi đua: “Học tập, đuổi kịp và vượt trường Bắc Lý” Đơn vị điển hình về dạy và học của ngành giáo dục, từ việc dạy, việc học đến xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học được quan tâm, đồ dùng dạy học được bổ sung; Phòng thí nghiệm được xây dựng, thư viện nhà trường với hàng ngàn đầu sách được trang bị thêm. Tổng kết phong trào thi đua trường cấp 2 Tân Ninh được Uỷ ban hành chính huyện Nông Cống; Công đoàn giáo dục; Phòng giáo dục Nông Cống  công nhận là đơn vị tiên tiến trong toàn huyện, trường có nhiều tổ đạt danh hiệu Tổ lao động XHCN, các học sinh tham dự thi học sinh giỏi cấp huyện đều đạt thành tích cao. Nhà trường lúc này đã tăng số lượng lớp học là 19 lớp, trong đó có 4 lớp 7 là (A,B,C,D) toàn trường có trên 750 học sinh, ngoài 8 phòng học cũ nhân dân đóng góp luồng, tranh, tre dựng thêm 10 phòng học mới  đối diện với trường 5 phòng học xây dựng từ thời cụ Cử Nhị (1923), trường cấp 2 Tân Ninh không chỉ có con em Tân Ninh theo học mà  học sinh của hầu hết phía bắc huyện Nông Cống đến học. Sức học của các thế hệ học sinh trong xã được cổ vũ và nâng lên một bước mới. Kết thúc năm học 1963 - 1964 trường cấp 2 Tân Ninh có sáu lớp 7, năm học này vẫn thầy giáo Ngọ Đình Tuần làm hiệu trưởng, thầy Lê Văn Cương làm hiệu phó, thầy Lê Khả Nguyệt là thư ký hội đồng và thầy Nguyễn Bá Loan là tổ trưởng Đảng (phụ trách cấp 2), cũng năm này sau khi tốt nghiệp cấp 2, đã có gần 200 nam nữ học sinh xung phong đi khám tuyển vào bộ đội, có 117 học sinh trúng tuyển, suốt 3 tháng hè liên tiếp có các cuộc tiễn đưa các cựu học sinh của trường cấp 2 lên đường đánh giặc. giai đoạn này với tinh thần “Vì học sinh thân yêu” có nhiều thầy cô giáo đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sự quý trọng của các thế hệ học sinh như thầy giáo Ngọ Đình Tuần; Lê Ngọc Bá, Trương Như Khiêm, Lê Văn Cương, Lê Ngọc Dong, cô Vũ Thị Ngọc, thầy Đào Quang…

       Không khí sôi nổi  tòng quân chống Mỹ của học sinh có tác động mạnh mẽ đến tình cảm và trách nhiệm của thầy trò ở lại dạy và học tại trường.

       Ngày 25/02/1965 tỉnh thanh Hoá thành lập thêm huyện mới. Huyện Nông Cống cắt  20 xã phía bắc để sát nhập với 13 xã phía nam của huyện Thọ Xuân thành huyện mới Triệu Sơn. Tân Ninh thuộc huyện Triệu Sơn. Sau khi thành lập huyện Triệu Sơn, thầy Ngọ Đình Tuần được chuyển về Nông Cống, thầy Nguyễn Bá Loan làm hiệu trưởng, tiếp đến các thầy Lê Văn Cương, Vũ Trọng Cư, Nguyễn Thọ Kiền lần lượt được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đến năm 1975.

      Từ năm 1965 đến năm 1972 sự nghiệp giáo dục của xã Tân Ninh vượt lên bom đạn, các bước phát triển khá toàn diện giai đoạn này cả hai trường cáp I và cấp II đều gắn việc dạy và học với lao động sản xuất và chiến đấu của địa phương. Mục tiêu của thầy cô giáo lúc này là giáo dục thế hệ trẻ thành những người lao động kiểu mới, gắn việc dạy chữ dạy người với đào tạo kỹ thuật tổng hợp. Giúp cho học sinh có được những kiến thức tổng hợp, kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội để vận dụng vào thực tiễn khoa học sản xuất. Đồng thời thông qua lao động sản xuất và chiến đấu mà bồi dưỡng quan điểm, nhận thức và thái độ lao động, thói quen lao động có kỹ thuật, có kỷ luật và đạt hiệu quả cao cho học sinh, nhà trường được địa phương giúp đỡ đã xây dựng được khu vườn trường, khu ruộng trường đây cũng là nơi dành cho học sinh thực hành áp dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng để có năng xuất cao. Ngoài ra học sinh nhà trường còn tích cực tham gia làm thuỷ lợi cùng với nhân dân đào đắp trên 100.000 m3 đất  góp phần đưa Tân Ninh thành xã dẫn đầu về hoàn chỉnh thuỷ nông, xã được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua: “Đơn vị thi đua khá nhất  năm 1967 - 1968”. Thời kỳ này kết thúc từng năm học tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 2 đạt cao tới 90%.

         Năm học 1971 - 1972 vừa kết thúc thì ngày 6/7/1972 máy bay mỹ lại đánh phá vào xã Tân Ninh. Chúng đánh vào cầu cống, mỏ Crom, kho lương thực và trường học. Kho lương thực cạnh trường cấp 2 bị sụp đổ bốc cháy. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của giặc Mỹ  trong cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, dẫn đến  việc buộc Đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pa Ri về Việt Nam, buộc Đế quốc Mỹ phải rút khỏi miền Nam, Việt Nam và bằng cuộc tấn công nỗi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bản đại anh hùng ca của đất nước độc lập, trường cấp 2, các thế hệ nhân dân Tân Ninh vô cùng tự hào có sự đóng góp xứng đáng.

        Từ năm 1950 - 1975, Hai mươi lăm năm các thầy cô giáo trường cấp 2 Tân Ninh đã lần lượt tiễn được 1720 cựu học sinh và học sinh đi bộ đội, 177 người đi thanh niên xung phong. Trên 120 người đi dân công hoả tuyến chống Mỹ cứu nước. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, xã Tân Ninh đã tiễn đưa 2252  người đi bộ đội, 228 người đi thanh niên xung phong, trên 400 người đi dân công hoả tuyến tất cả đều là cựu học sinh và học sinh của trường Cổ Định - Tân Ninh, tất cả đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại, trong đó có 292 liệt sỹ, đã anh dũng hy sinh, hiện tại đài tưởng niệm liệt sỹ của thị trấn đang lưu danh, toàn xã còn có 121 người là thương binh và 103 người là bệnh binh. Đó chính là niềm tự hào của trường cấp 2 Tân Ninh, của nhân dân Tân Ninh.

  Giai đoạn hòa bình phát triển    

          Do địa bàn rộng và đòi hỏi về học tập của nhân dân địa phương, trong đó có con em mỏ Crommite Cổ Định. Năm 1974 chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn quyết định thành lập trường tiểu học Cổ Định, trường này giải quyết việc học cho con em công nhân mỏ và đáp ứng số lượng học sinh tăng nhanh ở xã Tân Ninh, trường cấp I Cổ Định do thầy giáo Lê Đình Hoà làm hiệu trưởng địa điểm khu trường gần khu đồng Vặng, kề khu tập thể mỏ Cổ Định như vậy ở xã Tân Ninh có 2 trường cấp I và một trường cấp II.

      Năm học 1975 - 1976 trường cấp I Cổ Định mở thêm 1 lớp 5, với 35 học sinh.

      Năm học 1976 - 1977 trường cấp 1 Cổ Định tiếp tục mở thêm 1 lớp 6. Đây là việc làm cần thiết chuẩn bị điều kiện để thành lập trường cấp 2 Cổ Định

      Tháng 9/ 1977 thực hiện chương trình cải cách giáo dục tại xã Tân Ninh hợp nhất hai trường cấp1 và cấp 2 thành trường cấp 1-2 Tân Ninh; Trường cấp I Cổ Định trong đó có lớp 5 và lớp 6 được bổ sung thêm một lớp 7 của trường Tân Ninh thành trường cấp 1-2 Cổ Định, như vậy trên địa bàn xã cùng thời điểm có 2 trường cấp 1-2 sau này đổi tên thành trường PTCS Tân Ninh và trường PTCS Cổ Định. Trường PTCS Cổ Định do thầy giáo Lê Khả Nguyệt làm hiệu trưởng, Từ tháng 9/1977  trường Tân Ninh do thầy Trịnh Cẩm làm hiệu trưởng, với 856 học sinh, đến năm 1984 thầy Cẩm nghỉ hưu thầy Lê Ngọc Kiểm được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, trường có 12 lớp, đến năm 2001 thầy Kiểm nghỉ hưu thầy Lê Viết Hùng là hiệu phó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Trường PTCS Cổ Định được xây dựng cơ bản: trường học cao tầng tại khu Chùa Lê với trên 700 học sinh, trường do thầy Lê Khả Nguyệt làm Hiệu trưởng, trường có 8 lớp đến 1997 thầy Nguyệt nghỉ hưu thầy giáo Lê Bật kính được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Thời gian này cả hai trường học ở xã Tân Ninh tập trung thực hiện hai nhiêm vụ lớn là: Nâng cao chất lượng giảng dạy để có kết quả học tập phát triển toàn diện và đẩy nhanh tốc độ  phổ cập giáo dục đạt hiệu quả vững chắc.

       Về chất lượng văn hoá: Đẩy nhanh phong trào thi đua hai tốt, trọng tâm là giáo viên cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy, Tăng cường tổ chức kiến tập, thao giảng trú trọng đúc rút kinh nghiệm, tổng kết sáng kiến. Học sinh cũng đổi mới phương pháp học ở lớp và học ở nhà, tạo điều kiện tiếp thu kiến thức một cách chủ động vì vậy mà hầu hết giáo viên đạt giáo viên có giờ dạy giỏi, nhiều thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tỷ lệ lên lớp hàng năm đạt từ 95% đến 98%, tốt nghiệp PTCS  đạt từ 95% đến 100%.

        Thực hiện phương châm đào tạo “ Học đi đôi với hành” trong khi trường THCS Tân Ninh chú trọng tổ chức các lớp dạy nghề, cấp chứng chỉ như: Điện dân dụng, nề, mộc, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… có hàng trăm học sinh tham gia thi, trường PTCS Cổ Định lại trú trọng tổ chức thực hành lao động sản xuất, đội “ Cao sản” của trường tập trung cho 1000 m2 ruộng cấy lúa giống tốt, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật nên đã đạt năng suất cao. Trường còn có đội chuyên thực hành đóng gạch, nung gạch, phục vụ xây dựng, đội trồng cây lâm nghiệp… Kết quả học tập và lao động kỹ thuật đã góp phần trang bị  kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ,vừa góp phần bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường như xây dựng văn phòng, nhà kho, nhà bếp, phòng thí nghiệm …Hàng năm còn sửa chữa và đóng mới hàng trăm bộ bàn ghế học tập. từ năm học 1984 đến 1995 cả hai trường có số lượng học sinh trung bình từ 1650 em đến 1750 em. trường PTCS Tân Ninh do thầy Lê Ngọc Kiểm làm hiệu trưởng .Trường PTCS Cổ Định do thầy giáo Lê Khả Nguyệt làm hiệu trưởng cả hai trường liên tục nhiều năm được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh, có nhiều tổ đạt tổ lao động XHCN, nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy gỏi cấp huyện, cấp tỉnh. được chủ tịch UBND tỉnh, huyện tặng bằng khen, giấy khen

Năm 1990 cả hai trường trong xã được cấp trên công nhận đạt tiêu chuẩn: Đơn vị hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học 1995 lãnh đạo, chính quyền xã  tổ chức lễ khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng trường THCS hai tầng với 8 phòng học, như vậy xã Tân Ninh  có bốn trường thì  ba trường  được kiên cố hoá cao tầng.

Năm học 1995 - 1996 do yêu cầu của cải cách giáo dục hai trường cấp 1-2 trong xã lại được tách ra thành hai khối, Khối tiểu học và khối THCS khối THCS được chia thành hai trường: Trường THCS Tân Ninh và trường THCS Cổ Định, cả hai trường THCS có 20 lớp với 903 học sinh.

       Năm học 1995 - 1996 tổ chức của các trường được tách riêng. Trường THCS Tân Ninh do thầy giáo Lê Ngọc Kiểm làm hiệu trưởng. Trường THCS Cổ Định do thầy giáo Lê Khả Nguyệt làm hiệu trưởng. Sau 20 năm liên tục làm hiệu trưởng thầy Lê Khả Nguyệt nghỉ hưu, thầy giáo Lê Bật Kính  được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Do số lượng Đảng viên và địa bàn thuận lợi, cả hai trường Cổ Định thành lập một chi bộ do thầy Lê Bật Kính làm Bí thư chi bộ. Từ năm 1996 đến năm 2000 hai trường THCS có 20 lớp số học sinh hàng năm có biến động nhưng không lớn, bình quân 2 trường THCS có 980 em cũng từ những năm học này các trường học tại xã Tân Ninh diễn ra phong trào thi đua “Hai tốt” trường nào cũng có giáo viên dạy giỏi, các cấp chi bộ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học, trường  kết nạp được nhiều đảng viên mới là các giáo viên trẻ , các chi bộ liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

        Năm học 2001 - 2002 thầy Lê Ngọc Kiểm nghỉ hưu. Thầy giáo Lê Viết Hùng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường THCS Tân Ninh, đến năm 2013 thầy Hùng được điều chuyển về làm hiệu trường THCS xã Đồng Lợi, cô giáo Lê Thị Hoa được giao quyền hiệu trưởng một năm sau (2014) thì sát nhập với trường THCS Cổ Định thành trường THCS Tân Ninh . Đối với trường THCS Cổ Định  sau khi thầy giáo Lê Bật Kính hiệu trưởng  - Bí thư chi bộ nhà trường nghỉ hưu (năm 2000) cô Hứa Thị Mai hiệu phó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường, đến năm 2014 cô Mai được nghỉ hưu ,thầy giáo Hoàng Văn Thắng hiệu phó nhà trường, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường, đến tháng 3/2022  thầy Hoàng Văn Thắng được điều chuyển về làm hiệu trưởng tại trường Trung học cơ sở xã Đồng Tiến và thầy giáo Lê Thanh Hùng hiệu trưởng trường THCS xã Đồng Thắng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường THCS thị trấn Nưa thay thầy Hoàng Văn Thắng... các trường học tiếp tục giữ vững và phát huy sự nghiệp giáo dục trên quê hương Cổ Định, Tân Ninh, thị trấn Nưa “văn hiến”./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

Trường Cổ Định, Tân Ninh – thị trấn Nưa, 100 năm thành lập và phát triển

Đăng lúc: 24/08/2023 23:05:10 (GMT+7)

Yêu nước, siêng năng, cần cù, trí tuệ và hiếu học là những giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của làng quê văn hiến Cổ Định - Tân Ninh – Thị trấn Nưa.

 IMG_20220726_065740_837.jpg
z4633486461515_82122ab3f374a99460200561d774a39d (1).jpg
IMG_20220726_065702_025.jpg
Văn hóa Cổ Định , thời phong kiến.

Cổ Định - Tân Ninh thuộc huyện Nông Cống xưa nay là thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

        Người dân Cổ Định vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần lao động siêng năng, qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, do có nhiều đóng góp to lớn cho kháng chiến và xây dựng đất nước, xã Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa) đã được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

            Yêu nước, siêng năng, cần cù, trí tuệ và hiếu học là những giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của  làng quê văn hiến Cổ Định - Tân Ninh – Thị trấn Nưa.

        Dưới thời Bắc thuộc đất Cổ Định đã có nhiều người  học hành đỗ đạt, được bổ dụng làm quan, nhiều người được lưu danh bia đá, sử sách nêu gương, người đời truyền tụng, nơi đây được xem là đất học và đất phát quan "Đất học Cổ Định, Cổ Đôi".

           Dưới thời Pháp thuộc, Cổ Định - Tân Ninh đã có trường tiểu học rất sớm từ năm 1923, đây là cơ sở quy mô tổ chức đầu tiên để đào tạo con người ở một làng quê. Hiện nay thị trấn Nưa có một trường mầm non; một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở với số lượng trên 1000 học sinh. Từ khi thực hiện cải cách giáo dục các trường học ở thị trấn Nưa thường xuyên đạt trường học Tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh , năm nào cũng có học sinh thi học sinh giỏi các cấp. Có nhiều thầy giáo, cô giáo là giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, nhiều người được công nhân là chiến sỹ thi đua và có học sinh là Thủ khoa của trường đại học, trường Phổ thông trung học...vv.

        Đã có sách báo khẳng định thị trấn Nưa là địa phương có từ buổi đầu dựng nước. Trong bài viết “Tân Ninh một dòng ký ức” đăng trên báo “ Văn hoá thông tin” Thanh Hoá số 148 năm 1993 có khẳng định” Suốt thời phong kiến, Cổ Định một làng quê khai sinh từ thuở các Vua Hùng đã là đất học, đất phát quan, làng có tới 24 vị tiến sĩ”.

       Tại Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội) còn lưu danh cụ Hoàng giáp Lê Bật Tứ, đỗ Hoàng giáp khoa thi năm 1598 và cụ Lê Nhân Kiệt, đỗ Tiến sỹ, khoa thi năm 1661, cả hai cụ đều là người làng Cổ Định.

        Ham học, từ thế hệ này đến thế hệ khác đã vun đắp nên truyền thống hiếu học của dân làng Cổ Định xưa, thị trấn Nưa ngày nay. Truyền thống ấy cứ lớn dần về giá trị và để hiếu học trở thành một giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của quê hương.

Giai đoạn từ 1923 đến 1945

Vào những năm 20 của thế kỷ 20 “Hiếu học” đã trở thành một giá trị lớn trong truyền thống văn hoá vẻ vang của dân làng Cổ Định (thị trấn Nưa ngày nay), dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, dù còn muôn vàn khó khăn trong đời sống và mối quan hệ xã hội, nhưng sức học của dân làng Cổ Định vẫn không ngừng đòi hỏi để được học và học cao hơn, nhu cầu học tập của con em ở Cổ Định lên cao, đòi hỏi cần sớm có một môi trường học tập thuận lợi, con em địa phương không phải đi xa để học chữ,  trong khi đó quy chế giáo dục của toàn quyền Pháp tại Đông Dương chưa có nhiều thay đổi. Cụ Cử nhân Lê Trọng Nhị và cụ Hàn (Lê Đình Ngô) người làng Cổ Định, xã Cổ Định nay là thị trấn Nưa đã soạn thảo và tống đạt đơn xin xây dựng trường của làng Cổ Định lên chính phủ Nam triều và toàn quyền Pháp ở Đông Dương, được toàn quyền Pháp đồng ý và Chính phủ Nam triều chấp thuận, chính quyền Tổng Cổ Định huy động sức đóng góp của nhân dân xây dựng trường lấy tên: Trường tiểu học sơ đẳng Pháp Việt Cổ Định, như vậy năm 1923 trường "Tiểu học sơ đẳng Pháp Việt Cổ Định" được thành lập gồm 3 phòng học, do thầy giáo Nguyễn Khoa phụ trách nhà trường. Trường học cả Quốc ngữ và chữ Pháp, sau này toàn quyền Pháp giao quyền quản lý trường tiểu học Trung kỳ cho Chính phủ Nam Triều thì tiếng Pháp không còn là môn bắt buộc nữa. Đây chính là cơ sở để sự nghiệp giáo dục tại quê hương Cổ Định có điều kiện ươm trồng và làm dầy thêm truyền thống hiếu học của quê hương.

     Giai đoạn từ 1945 đến 1955

Năm học 1949 - 1950 Thầy giáo Trương Như Khiêm phụ trách nhà trường cấp I được điều chuyển sang trường khác. Thầy giáo Đặng Văn Lợi được  điều về và bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường cấp I Ninh Hoà A (Tại xã Tân Ninh) trường có 10 lớp học với gần 600 học sinh gồm hai lớp 1, ba lớp 2, ba lớp 3, hai lớp 4 đến cuối năm học trường phát triển thêm hai lớp 5 và một lớp 6. Đây là bước chuẩn bị cơ sở tổ chức trường theo hệ 09 năm gồm 4 năm cấp I; 03 năm cấp II và 02 năm cấp III. đến cuối năm 1950 huyện Nông Cống được thành lập một trường cấp II đầu tiên ở phía bắc Nông Cống. Xét tới khả năng học ở Tân Ninh và vùng lân cận, huyện đã quyết định đặt trường cấp II tại xã Ninh Hoà (Địa phận xã Tân Ninh). Thầy giáo Phan Thế Doanh được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Để tạo điều kiện cho trường cấp II, trường cấp I Ninh Hoà A đã cắt cho trường cấp II (hệ 7 năm) của huyện một lớp 1, một lớp 2, một lớp 3 và một lớp 4 đồng thời giao luôn cả 2 lớp 5 , một lớp 6 cho trường huyện quản lý. Như vậy hệ 7 năm của xã hoàn toàn được chuyển giao cho trường huyện, thời điểm này trường cấp một Ninh Hoà A còn lại 6 lớp chuyển vào học trong nhà dân.

       Năm học 1951 - 1952 một sự kiện khó quên đúng vào dịp tết cổ truyền,  Bộ trưởng Bộ giáo dục đã về thăm các trường học tại Tân Ninh. Bộ trưởng đã bầy tỏ sự vui mừng của mình khi thấy trong điều kiện kháng chiến còn nhiều khó khăn mà thầy và trò nhà trường vẫn thi đua “dạy tốt, học tốt”. Bộ trưởng biểu dương khen ngợi chính quyền địa phương đã chăm lo nơi ăn, chốn ở cho giáo viên, nhất là những người ở xa quê.

       Cũng năm học 1952 - 1953 Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của trường được thành lập gồm 8 đảng viên (trong đó có 4 đảng viên là học sinh).Thầy giáo Lê Ngọc Bá (Quê ở Tân Ninh) làm bí thư Chi bộ, như vậy năm 1950 - 1951 tại Cổ Định - Tân Ninh đã có trường cấp II Quốc lập, đây là trường cấp II đầu tiên của huyện Nông Cống, sau này là trường cấp 2 Nông Cống 2, từ đây trở đi học sinh trong làng xã và khu vực có thể học suốt 7 năm tại Tân Ninh từ lớp 1 đến lớp 7 mà không phải đến huyện, đến tỉnh để học như trước năm 1945 nữa. Năm 1953 xã Ninh Hoà lại được chia tách ra thành hai xã là Tân Ninh và Thái Hoà trường cấp hai vẫn đặt tại xã Tân Ninh.

        Năm 1953 - 1954  Giáo viên và học sinh trường Tân Ninh được chứng kiến một thời khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Trong suốt 9 năm thực hiện lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch, trường học Tân Ninh vô cùng tự hào có lớp lớp cựu học sinh lên đường tham gia kháng chiến, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều người đã trưởng thành tiếp tục phấn đấu phục vụ quân đội và cách mạng,  trong 9 năm kháng chiến chống Pháp đã có 40 người con ưu tú của quê hương, anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của dân tộc. Cũng thời gian này thầy và trò cuả nhà trường đã không ngừng vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học, hoàn thành đúng mục tiêu dạy chữ, dạy người, khởi đầu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo con người mới, với bước phát triển toàn diện để phục vụ tốt nhất cho cuộc kháng chiến, kiến quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, các thế hệ thầy và trò trường Tân Ninh đã trở thành niềm tự hào của một làng quê, truyền thống hiếu học ngày càng được phát huy.

     Giai đoạn từ 1955 đến 1975

          Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ riêng sự nghiệp giáo dục đã nhanh chóng có bước phát triển mới với mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như các trường học trong cả nước, các trường học trong xã Tân Ninh cũng nằm trong guồng máy chung đó. Từ năm 1954 đến 1956  việc tổ chức dạy và học được diễn ra bình thường. Đội ngũ giáo viên lần lượt thay phiên nhau đi học chính trị  và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy..

          Đến năm học 1956 - 1957, hệ thống 7 năm của trường cấp 2 cắt riêng 4 lớp cấp I giao lại cho trường cấp 1 Tân Ninh. Do nhu cầu học của nhân dân ngày càng cao, số lượng học sinh ngày càng tăng. Cán bộ, chính quyền xã đã vận động nhân dân xây dựng thêm 8 phòng học mới bằng luồng, gỗ, nhà lợp tranh rạ.  Do nhu cầu đào tạo giáo viên để phục vụ tại các trường trong huyện trong tỉnh, nhiều học sinh tốt nghiệp cấp II đã thi tuyển vào các trường sư phạm trong tỉnh, nhiều người trở thành thầy giáo, cô giáo đã trở về dạy học tại trường quê, cũng có rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 2 đã thi vào học các trường kinh tế - kỹ thuật làm việc trên các công trường, trong các nhà máy ngày đêm lao động sản xuất xây dựng CNXH ở miền Bắc, có một số học sinh thi đậu cấp III phải đi học xa, tại trường huyện, sau này có một số thi đậu vào các trường đại học trở thành kỹ sư, bác sỹ.

           Năm 1959 đã có 34 cựu học sinh của nhà trường tình nguyện xung phong vào bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó có người đã vượt Trường Sơn vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đến năm học 1961 - 1962 trường cấp II Tân Ninh do thầy Ngọ Đình Tuần  làm hiệu trưởng, thầy Lê Văn Cương làm hiệu phó, nhà trường có 12 lớp, gồm: Bốn lớp 5; Bốn lớp 6 và bốn lớp 7. Nhà trường đã có đội ngũ giáo viên, các bộ môn tự nhiên, xã hội. Trường đã có hàng trăm học sinh xung phong vào bộ đội. Nhiều cựu học sinh trước khi lên đường đến chào các thầy giáo, cô giáo; Có nhiều học sinh viết quyết tâm thư gửi lại nhà trường hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 1961 - 1962 các trường học ở Tân Ninh có bước đột phá mạnh trong giảng dạy với phong trào thi đua: “Học tập, đuổi kịp và vượt trường Bắc Lý” Đơn vị điển hình về dạy và học của ngành giáo dục, từ việc dạy, việc học đến xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy học được quan tâm, đồ dùng dạy học được bổ sung; Phòng thí nghiệm được xây dựng, thư viện nhà trường với hàng ngàn đầu sách được trang bị thêm. Tổng kết phong trào thi đua trường cấp 2 Tân Ninh được Uỷ ban hành chính huyện Nông Cống; Công đoàn giáo dục; Phòng giáo dục Nông Cống  công nhận là đơn vị tiên tiến trong toàn huyện, trường có nhiều tổ đạt danh hiệu Tổ lao động XHCN, các học sinh tham dự thi học sinh giỏi cấp huyện đều đạt thành tích cao. Nhà trường lúc này đã tăng số lượng lớp học là 19 lớp, trong đó có 4 lớp 7 là (A,B,C,D) toàn trường có trên 750 học sinh, ngoài 8 phòng học cũ nhân dân đóng góp luồng, tranh, tre dựng thêm 10 phòng học mới  đối diện với trường 5 phòng học xây dựng từ thời cụ Cử Nhị (1923), trường cấp 2 Tân Ninh không chỉ có con em Tân Ninh theo học mà  học sinh của hầu hết phía bắc huyện Nông Cống đến học. Sức học của các thế hệ học sinh trong xã được cổ vũ và nâng lên một bước mới. Kết thúc năm học 1963 - 1964 trường cấp 2 Tân Ninh có sáu lớp 7, năm học này vẫn thầy giáo Ngọ Đình Tuần làm hiệu trưởng, thầy Lê Văn Cương làm hiệu phó, thầy Lê Khả Nguyệt là thư ký hội đồng và thầy Nguyễn Bá Loan là tổ trưởng Đảng (phụ trách cấp 2), cũng năm này sau khi tốt nghiệp cấp 2, đã có gần 200 nam nữ học sinh xung phong đi khám tuyển vào bộ đội, có 117 học sinh trúng tuyển, suốt 3 tháng hè liên tiếp có các cuộc tiễn đưa các cựu học sinh của trường cấp 2 lên đường đánh giặc. giai đoạn này với tinh thần “Vì học sinh thân yêu” có nhiều thầy cô giáo đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sự quý trọng của các thế hệ học sinh như thầy giáo Ngọ Đình Tuần; Lê Ngọc Bá, Trương Như Khiêm, Lê Văn Cương, Lê Ngọc Dong, cô Vũ Thị Ngọc, thầy Đào Quang…

       Không khí sôi nổi  tòng quân chống Mỹ của học sinh có tác động mạnh mẽ đến tình cảm và trách nhiệm của thầy trò ở lại dạy và học tại trường.

       Ngày 25/02/1965 tỉnh thanh Hoá thành lập thêm huyện mới. Huyện Nông Cống cắt  20 xã phía bắc để sát nhập với 13 xã phía nam của huyện Thọ Xuân thành huyện mới Triệu Sơn. Tân Ninh thuộc huyện Triệu Sơn. Sau khi thành lập huyện Triệu Sơn, thầy Ngọ Đình Tuần được chuyển về Nông Cống, thầy Nguyễn Bá Loan làm hiệu trưởng, tiếp đến các thầy Lê Văn Cương, Vũ Trọng Cư, Nguyễn Thọ Kiền lần lượt được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đến năm 1975.

      Từ năm 1965 đến năm 1972 sự nghiệp giáo dục của xã Tân Ninh vượt lên bom đạn, các bước phát triển khá toàn diện giai đoạn này cả hai trường cáp I và cấp II đều gắn việc dạy và học với lao động sản xuất và chiến đấu của địa phương. Mục tiêu của thầy cô giáo lúc này là giáo dục thế hệ trẻ thành những người lao động kiểu mới, gắn việc dạy chữ dạy người với đào tạo kỹ thuật tổng hợp. Giúp cho học sinh có được những kiến thức tổng hợp, kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội để vận dụng vào thực tiễn khoa học sản xuất. Đồng thời thông qua lao động sản xuất và chiến đấu mà bồi dưỡng quan điểm, nhận thức và thái độ lao động, thói quen lao động có kỹ thuật, có kỷ luật và đạt hiệu quả cao cho học sinh, nhà trường được địa phương giúp đỡ đã xây dựng được khu vườn trường, khu ruộng trường đây cũng là nơi dành cho học sinh thực hành áp dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng để có năng xuất cao. Ngoài ra học sinh nhà trường còn tích cực tham gia làm thuỷ lợi cùng với nhân dân đào đắp trên 100.000 m3 đất  góp phần đưa Tân Ninh thành xã dẫn đầu về hoàn chỉnh thuỷ nông, xã được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua: “Đơn vị thi đua khá nhất  năm 1967 - 1968”. Thời kỳ này kết thúc từng năm học tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 2 đạt cao tới 90%.

         Năm học 1971 - 1972 vừa kết thúc thì ngày 6/7/1972 máy bay mỹ lại đánh phá vào xã Tân Ninh. Chúng đánh vào cầu cống, mỏ Crom, kho lương thực và trường học. Kho lương thực cạnh trường cấp 2 bị sụp đổ bốc cháy. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của giặc Mỹ  trong cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, dẫn đến  việc buộc Đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pa Ri về Việt Nam, buộc Đế quốc Mỹ phải rút khỏi miền Nam, Việt Nam và bằng cuộc tấn công nỗi dậy mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bản đại anh hùng ca của đất nước độc lập, trường cấp 2, các thế hệ nhân dân Tân Ninh vô cùng tự hào có sự đóng góp xứng đáng.

        Từ năm 1950 - 1975, Hai mươi lăm năm các thầy cô giáo trường cấp 2 Tân Ninh đã lần lượt tiễn được 1720 cựu học sinh và học sinh đi bộ đội, 177 người đi thanh niên xung phong. Trên 120 người đi dân công hoả tuyến chống Mỹ cứu nước. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, xã Tân Ninh đã tiễn đưa 2252  người đi bộ đội, 228 người đi thanh niên xung phong, trên 400 người đi dân công hoả tuyến tất cả đều là cựu học sinh và học sinh của trường Cổ Định - Tân Ninh, tất cả đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại, trong đó có 292 liệt sỹ, đã anh dũng hy sinh, hiện tại đài tưởng niệm liệt sỹ của thị trấn đang lưu danh, toàn xã còn có 121 người là thương binh và 103 người là bệnh binh. Đó chính là niềm tự hào của trường cấp 2 Tân Ninh, của nhân dân Tân Ninh.

  Giai đoạn hòa bình phát triển    

          Do địa bàn rộng và đòi hỏi về học tập của nhân dân địa phương, trong đó có con em mỏ Crommite Cổ Định. Năm 1974 chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn quyết định thành lập trường tiểu học Cổ Định, trường này giải quyết việc học cho con em công nhân mỏ và đáp ứng số lượng học sinh tăng nhanh ở xã Tân Ninh, trường cấp I Cổ Định do thầy giáo Lê Đình Hoà làm hiệu trưởng địa điểm khu trường gần khu đồng Vặng, kề khu tập thể mỏ Cổ Định như vậy ở xã Tân Ninh có 2 trường cấp I và một trường cấp II.

      Năm học 1975 - 1976 trường cấp I Cổ Định mở thêm 1 lớp 5, với 35 học sinh.

      Năm học 1976 - 1977 trường cấp 1 Cổ Định tiếp tục mở thêm 1 lớp 6. Đây là việc làm cần thiết chuẩn bị điều kiện để thành lập trường cấp 2 Cổ Định

      Tháng 9/ 1977 thực hiện chương trình cải cách giáo dục tại xã Tân Ninh hợp nhất hai trường cấp1 và cấp 2 thành trường cấp 1-2 Tân Ninh; Trường cấp I Cổ Định trong đó có lớp 5 và lớp 6 được bổ sung thêm một lớp 7 của trường Tân Ninh thành trường cấp 1-2 Cổ Định, như vậy trên địa bàn xã cùng thời điểm có 2 trường cấp 1-2 sau này đổi tên thành trường PTCS Tân Ninh và trường PTCS Cổ Định. Trường PTCS Cổ Định do thầy giáo Lê Khả Nguyệt làm hiệu trưởng, Từ tháng 9/1977  trường Tân Ninh do thầy Trịnh Cẩm làm hiệu trưởng, với 856 học sinh, đến năm 1984 thầy Cẩm nghỉ hưu thầy Lê Ngọc Kiểm được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, trường có 12 lớp, đến năm 2001 thầy Kiểm nghỉ hưu thầy Lê Viết Hùng là hiệu phó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Trường PTCS Cổ Định được xây dựng cơ bản: trường học cao tầng tại khu Chùa Lê với trên 700 học sinh, trường do thầy Lê Khả Nguyệt làm Hiệu trưởng, trường có 8 lớp đến 1997 thầy Nguyệt nghỉ hưu thầy giáo Lê Bật kính được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Thời gian này cả hai trường học ở xã Tân Ninh tập trung thực hiện hai nhiêm vụ lớn là: Nâng cao chất lượng giảng dạy để có kết quả học tập phát triển toàn diện và đẩy nhanh tốc độ  phổ cập giáo dục đạt hiệu quả vững chắc.

       Về chất lượng văn hoá: Đẩy nhanh phong trào thi đua hai tốt, trọng tâm là giáo viên cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy, Tăng cường tổ chức kiến tập, thao giảng trú trọng đúc rút kinh nghiệm, tổng kết sáng kiến. Học sinh cũng đổi mới phương pháp học ở lớp và học ở nhà, tạo điều kiện tiếp thu kiến thức một cách chủ động vì vậy mà hầu hết giáo viên đạt giáo viên có giờ dạy giỏi, nhiều thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tỷ lệ lên lớp hàng năm đạt từ 95% đến 98%, tốt nghiệp PTCS  đạt từ 95% đến 100%.

        Thực hiện phương châm đào tạo “ Học đi đôi với hành” trong khi trường THCS Tân Ninh chú trọng tổ chức các lớp dạy nghề, cấp chứng chỉ như: Điện dân dụng, nề, mộc, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… có hàng trăm học sinh tham gia thi, trường PTCS Cổ Định lại trú trọng tổ chức thực hành lao động sản xuất, đội “ Cao sản” của trường tập trung cho 1000 m2 ruộng cấy lúa giống tốt, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật nên đã đạt năng suất cao. Trường còn có đội chuyên thực hành đóng gạch, nung gạch, phục vụ xây dựng, đội trồng cây lâm nghiệp… Kết quả học tập và lao động kỹ thuật đã góp phần trang bị  kiến thức nghề nghiệp cho học sinh ,vừa góp phần bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường như xây dựng văn phòng, nhà kho, nhà bếp, phòng thí nghiệm …Hàng năm còn sửa chữa và đóng mới hàng trăm bộ bàn ghế học tập. từ năm học 1984 đến 1995 cả hai trường có số lượng học sinh trung bình từ 1650 em đến 1750 em. trường PTCS Tân Ninh do thầy Lê Ngọc Kiểm làm hiệu trưởng .Trường PTCS Cổ Định do thầy giáo Lê Khả Nguyệt làm hiệu trưởng cả hai trường liên tục nhiều năm được công nhận là trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh, có nhiều tổ đạt tổ lao động XHCN, nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy gỏi cấp huyện, cấp tỉnh. được chủ tịch UBND tỉnh, huyện tặng bằng khen, giấy khen

Năm 1990 cả hai trường trong xã được cấp trên công nhận đạt tiêu chuẩn: Đơn vị hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học 1995 lãnh đạo, chính quyền xã  tổ chức lễ khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng trường THCS hai tầng với 8 phòng học, như vậy xã Tân Ninh  có bốn trường thì  ba trường  được kiên cố hoá cao tầng.

Năm học 1995 - 1996 do yêu cầu của cải cách giáo dục hai trường cấp 1-2 trong xã lại được tách ra thành hai khối, Khối tiểu học và khối THCS khối THCS được chia thành hai trường: Trường THCS Tân Ninh và trường THCS Cổ Định, cả hai trường THCS có 20 lớp với 903 học sinh.

       Năm học 1995 - 1996 tổ chức của các trường được tách riêng. Trường THCS Tân Ninh do thầy giáo Lê Ngọc Kiểm làm hiệu trưởng. Trường THCS Cổ Định do thầy giáo Lê Khả Nguyệt làm hiệu trưởng. Sau 20 năm liên tục làm hiệu trưởng thầy Lê Khả Nguyệt nghỉ hưu, thầy giáo Lê Bật Kính  được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Do số lượng Đảng viên và địa bàn thuận lợi, cả hai trường Cổ Định thành lập một chi bộ do thầy Lê Bật Kính làm Bí thư chi bộ. Từ năm 1996 đến năm 2000 hai trường THCS có 20 lớp số học sinh hàng năm có biến động nhưng không lớn, bình quân 2 trường THCS có 980 em cũng từ những năm học này các trường học tại xã Tân Ninh diễn ra phong trào thi đua “Hai tốt” trường nào cũng có giáo viên dạy giỏi, các cấp chi bộ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học, trường  kết nạp được nhiều đảng viên mới là các giáo viên trẻ , các chi bộ liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

        Năm học 2001 - 2002 thầy Lê Ngọc Kiểm nghỉ hưu. Thầy giáo Lê Viết Hùng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường THCS Tân Ninh, đến năm 2013 thầy Hùng được điều chuyển về làm hiệu trường THCS xã Đồng Lợi, cô giáo Lê Thị Hoa được giao quyền hiệu trưởng một năm sau (2014) thì sát nhập với trường THCS Cổ Định thành trường THCS Tân Ninh . Đối với trường THCS Cổ Định  sau khi thầy giáo Lê Bật Kính hiệu trưởng  - Bí thư chi bộ nhà trường nghỉ hưu (năm 2000) cô Hứa Thị Mai hiệu phó được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường, đến năm 2014 cô Mai được nghỉ hưu ,thầy giáo Hoàng Văn Thắng hiệu phó nhà trường, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhà trường, đến tháng 3/2022  thầy Hoàng Văn Thắng được điều chuyển về làm hiệu trưởng tại trường Trung học cơ sở xã Đồng Tiến và thầy giáo Lê Thanh Hùng hiệu trưởng trường THCS xã Đồng Thắng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường THCS thị trấn Nưa thay thầy Hoàng Văn Thắng... các trường học tiếp tục giữ vững và phát huy sự nghiệp giáo dục trên quê hương Cổ Định, Tân Ninh, thị trấn Nưa “văn hiến”./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn