Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Lễ hội truyền thống Đền Nưa – Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 01/03/2024 22:43:15

Theo truyền thuyết, đỉnh Am Tiên không chỉ là nơi luyện kiếm mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là một trong 3 huyệt đạo lớn của quốc gia, nơi trời đất gặp nhau, âm dương giao hòa.

z5208284177293_da4f663201a0cc13cc5914735db5e0ce.jpg
z5208291029324_f327811511904b8218285d6aef778f65.jpg
z5208265189047_3ba937c333ccab1e4450930c9956d5c1.jpg
z5208280584714_b8406d4be1d11bedb0f808b520b32371.jpg


z5208278246558_298595a90830182d4fddf0499df21c0a.jpg
z5208263304674_0053fc448225faafb0927ad8ceb89cc0.jpg
Một số hoạt động rước kiệu lễ hội Đền Nưa - Am Tiên xuân 2024 
        Ngày 29/2/2024 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Triệu Sơn, UBND thị trấn Nưa tổ chức lễ hội truyền thống Đền Nưa - Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024.

     Tham dự lễ hội có các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, sở ngành cấp tỉnh, ngành VHTTDL; đồng chí Lê Văn Tuấn,Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Kim Chất, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, đại diện các ban, phòng ngành cấp huyện. Các đồng chí là lãnh đạo Đảng, chính quyền thị trấn Nưa, đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương.
     Trước khi vào nghi thức lễ tế tại Trung tâm sân vận động thị trấn Nưa, là các nghi lễ rước nước từ Giếng Tiên, Huyệt đạo Am Tiên về  Đền Nưa, Nghè Giáp và Đàn tế tại Sân vận động thị trấn chiều ngày 19 tháng giêng; tiếp theo là nghi lễ rước kiệu tại Đền Nưa, Nghè Giáp ra sân vận động thị trấn Nưa, trung tâm khu vực đàn tế: dẫn đầu đoàn rước là đội cờ, đội cồng chiêng tháp tùng Đoàn rước. Tiếp theo là Đoàn trống hội, Đội phường bát âm, chấp kích bát bửu;  Đội kiệu, thuyền, võng Đội mâm lễ sơn trang, Đội nữ binh, dân binh tháp tùng linh vật, Đội nhà nông và quan viên, bô lão theo đoàn theo đoàn rước. 

     Sau lễ rước kiệu, các đại biểu, và nhân dân, du khách thập phương được chiêm ngưỡng, thưởng thức phần biểu diễn trống và múa cờ hội với mong ước về một năm mùa màng bội thu, người khang vật thịnh, mưa thuận giáo hòa, để giao hòa trời đất, tạo động lực thúc đẩy huyện Triệu Sơn ngày càng phát triển. Sau đó, là màn biểu diễn cồng chiêng, gợi nhớ về thuở khởi nguyên của vùng đất và con người Tân Ninh - Cổ Định – thị trấn nưa “Địa linh nhân liệt”.
  z5208271143288_19bbed9998e7f59defc97026a040ba7b.jpg 
Đồng chí Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện , Phó trưởng ban Tổ chức Lễ Hội đọc diễn văn buổi lễ tại đàn tế Trung tâm sân vận động.
 Ngay sau các nghi thức khai lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính. Đồng chí Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội, đánh trống khai hội và đọc diễn văn khai mạc Lễ hội truyền thống Đền Nưa -Am Tiên, Xuân Giáp Thìn năm 2024.
z5208267377656_5f569b644c2dfa92421d8f3d0230fa8b.jpg
.z5208316438737_b48fc75e5fed2068db5eec92d69d5fa9.jpg
Sau khai mạc và các nghi lễ, các Đại biểu, nhân dân và du khách thập phương hướng về lễ đài khu vực Đàn tế. Và Đội tế thực hành nghi lễ cáo yết.
      Đền Nưa - Am Tiên là di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng, có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 2009. Theo diễn trình lịch sử, năm 248, tại Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Thị Trinh đã chiêu mộ binh sĩ, phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Ngô phương Bắc, lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, viết nên những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh mất, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ, hàng năm đều tổ chức lễ hội truyền thống từ những ngày đầu xuân và được kết thúc với nội dung rước kiệu Đức ông từ Nghè Giáp (Đền thần) và kiêụ Mẫu từ Đền Nưa về đàn tế tại Trung tâm sân vận động thị trấn vào ngày 20 tháng giêng hàng năm, để ghi nhớ công ơn của Bà Triệu và các hiền nhân của quê hương. Theo truyền thuyết, đỉnh Am Tiên không chỉ là nơi luyện kiếm mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là một trong 3 huyệt đạo lớn của quốc gia, nơi trời đất gặp nhau, âm dương giao hòa, sinh khí ấm áp. Lễ hội truyền thống Đền Nưa - Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024 là dịp để cháu con ôn lại trang sử oanh liệt, truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta; tri ân và khắc ghi công lao đối với nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, các bậc tiền nhân và các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc. Nơi đây như "Một cõi đi về" của người dân Cổ Định và cũng là điểm đến quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển, quảng bá nét đẹp về đất và người Triệu Sơn, xứ Thanh với Nhân dân trong nước và quốc tế.
     Ngay sau các nghi thức khai lễ, các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Triệu Sơn, lãnh đạo thị trấn Nưa và đông đảo nhân dân cùng du khách thập phương cùng thực hiện nghi lễ dâng hương trên lễ đường đàn tế và thỉnh lộc, tưởng nhớ công đức của tiền nhân, các anh hùng dân tộc đã hiển thánh linh thiêng và cùng nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà an lành, hạnh phúc.
     Lễ hội truyền thống Đền Nưa - Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024, được tổ chức tại trung tâm thị trấn Nưa, trong quần thể di tích Đền Nưa, Am Tiên linh thiêng, cùng các di tích, di sản văn hóa trên địa bàn thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tưởng nhớ, tôn vinh các nhân vật lịch sử của địa phương, nơi linh tụ khí thiêng của huyệt đạo Am Tiên nơi giao hòa của trời đất, và núi Nưa sông lãng,  với tất cả tấm lòng thành kính, tưởng nhớ và tri ân công đức các bậc tiền nhân. Là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân gian gắn liền với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và các hoạt động văn hóa truyền thống của người dân Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa, Triệu Sơn anh Hùng.
CCVH – XH

Lê Văn Sơn

    

Lễ hội truyền thống Đền Nưa – Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024

Đăng lúc: 01/03/2024 22:43:15 (GMT+7)

Theo truyền thuyết, đỉnh Am Tiên không chỉ là nơi luyện kiếm mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là một trong 3 huyệt đạo lớn của quốc gia, nơi trời đất gặp nhau, âm dương giao hòa.

z5208284177293_da4f663201a0cc13cc5914735db5e0ce.jpg
z5208291029324_f327811511904b8218285d6aef778f65.jpg
z5208265189047_3ba937c333ccab1e4450930c9956d5c1.jpg
z5208280584714_b8406d4be1d11bedb0f808b520b32371.jpg


z5208278246558_298595a90830182d4fddf0499df21c0a.jpg
z5208263304674_0053fc448225faafb0927ad8ceb89cc0.jpg
Một số hoạt động rước kiệu lễ hội Đền Nưa - Am Tiên xuân 2024 
        Ngày 29/2/2024 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND huyện Triệu Sơn, UBND thị trấn Nưa tổ chức lễ hội truyền thống Đền Nưa - Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024.

     Tham dự lễ hội có các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban, sở ngành cấp tỉnh, ngành VHTTDL; đồng chí Lê Văn Tuấn,Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Kim Chất, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, đại diện các ban, phòng ngành cấp huyện. Các đồng chí là lãnh đạo Đảng, chính quyền thị trấn Nưa, đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương.
     Trước khi vào nghi thức lễ tế tại Trung tâm sân vận động thị trấn Nưa, là các nghi lễ rước nước từ Giếng Tiên, Huyệt đạo Am Tiên về  Đền Nưa, Nghè Giáp và Đàn tế tại Sân vận động thị trấn chiều ngày 19 tháng giêng; tiếp theo là nghi lễ rước kiệu tại Đền Nưa, Nghè Giáp ra sân vận động thị trấn Nưa, trung tâm khu vực đàn tế: dẫn đầu đoàn rước là đội cờ, đội cồng chiêng tháp tùng Đoàn rước. Tiếp theo là Đoàn trống hội, Đội phường bát âm, chấp kích bát bửu;  Đội kiệu, thuyền, võng Đội mâm lễ sơn trang, Đội nữ binh, dân binh tháp tùng linh vật, Đội nhà nông và quan viên, bô lão theo đoàn theo đoàn rước. 

     Sau lễ rước kiệu, các đại biểu, và nhân dân, du khách thập phương được chiêm ngưỡng, thưởng thức phần biểu diễn trống và múa cờ hội với mong ước về một năm mùa màng bội thu, người khang vật thịnh, mưa thuận giáo hòa, để giao hòa trời đất, tạo động lực thúc đẩy huyện Triệu Sơn ngày càng phát triển. Sau đó, là màn biểu diễn cồng chiêng, gợi nhớ về thuở khởi nguyên của vùng đất và con người Tân Ninh - Cổ Định – thị trấn nưa “Địa linh nhân liệt”.
  z5208271143288_19bbed9998e7f59defc97026a040ba7b.jpg 
Đồng chí Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện , Phó trưởng ban Tổ chức Lễ Hội đọc diễn văn buổi lễ tại đàn tế Trung tâm sân vận động.
 Ngay sau các nghi thức khai lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính. Đồng chí Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội, đánh trống khai hội và đọc diễn văn khai mạc Lễ hội truyền thống Đền Nưa -Am Tiên, Xuân Giáp Thìn năm 2024.
z5208267377656_5f569b644c2dfa92421d8f3d0230fa8b.jpg
.z5208316438737_b48fc75e5fed2068db5eec92d69d5fa9.jpg
Sau khai mạc và các nghi lễ, các Đại biểu, nhân dân và du khách thập phương hướng về lễ đài khu vực Đàn tế. Và Đội tế thực hành nghi lễ cáo yết.
      Đền Nưa - Am Tiên là di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng, có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 2009. Theo diễn trình lịch sử, năm 248, tại Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Thị Trinh đã chiêu mộ binh sĩ, phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Ngô phương Bắc, lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, viết nên những trang sử hào hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh mất, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ, hàng năm đều tổ chức lễ hội truyền thống từ những ngày đầu xuân và được kết thúc với nội dung rước kiệu Đức ông từ Nghè Giáp (Đền thần) và kiêụ Mẫu từ Đền Nưa về đàn tế tại Trung tâm sân vận động thị trấn vào ngày 20 tháng giêng hàng năm, để ghi nhớ công ơn của Bà Triệu và các hiền nhân của quê hương. Theo truyền thuyết, đỉnh Am Tiên không chỉ là nơi luyện kiếm mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là một trong 3 huyệt đạo lớn của quốc gia, nơi trời đất gặp nhau, âm dương giao hòa, sinh khí ấm áp. Lễ hội truyền thống Đền Nưa - Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024 là dịp để cháu con ôn lại trang sử oanh liệt, truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta; tri ân và khắc ghi công lao đối với nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, các bậc tiền nhân và các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc. Nơi đây như "Một cõi đi về" của người dân Cổ Định và cũng là điểm đến quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển, quảng bá nét đẹp về đất và người Triệu Sơn, xứ Thanh với Nhân dân trong nước và quốc tế.
     Ngay sau các nghi thức khai lễ, các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Triệu Sơn, lãnh đạo thị trấn Nưa và đông đảo nhân dân cùng du khách thập phương cùng thực hiện nghi lễ dâng hương trên lễ đường đàn tế và thỉnh lộc, tưởng nhớ công đức của tiền nhân, các anh hùng dân tộc đã hiển thánh linh thiêng và cùng nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà an lành, hạnh phúc.
     Lễ hội truyền thống Đền Nưa - Am Tiên, Xuân Giáp Thìn 2024, được tổ chức tại trung tâm thị trấn Nưa, trong quần thể di tích Đền Nưa, Am Tiên linh thiêng, cùng các di tích, di sản văn hóa trên địa bàn thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tưởng nhớ, tôn vinh các nhân vật lịch sử của địa phương, nơi linh tụ khí thiêng của huyệt đạo Am Tiên nơi giao hòa của trời đất, và núi Nưa sông lãng,  với tất cả tấm lòng thành kính, tưởng nhớ và tri ân công đức các bậc tiền nhân. Là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân gian gắn liền với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và các hoạt động văn hóa truyền thống của người dân Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa, Triệu Sơn anh Hùng.
CCVH – XH

Lê Văn Sơn