Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm và làm việc tại thị trấn Nưa.

Ngày 11/06/2022 14:51:22

Công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước, lịch sử địa phương luôn được chú trọng, thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, đổi mới và sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn

 tg7.jpg
tg6.jpg
Đồng chí Hoàng Bá Tường - Phó trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa cùng đoàn công tác thăm và dâng hương tại di tích Nghè Giáp, thị trấn Nưa.
Sáng ngày 9/6/2022 đoàn công tác của ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa do đồng chí Hoàng Bá Tường - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn cùng đại diện các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
 Huyện Triệu Sơn có đồng chí Lê Thị Sen - Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Triệu Sơn, đại diện phòng VHTT, Trung tâm VHTT&DL huyện Triệu Sơn  đã về thăm và làm việc tại thị trấn; Cùng đón đoàn và tham gia buổi làm việc có đồng chí Hà Quang Hân - HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Nưa, các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy và cán bộ văn hóa - xã hội thị trấn.

Đoàn đã đến thăm, dâng hương tại di tích đền thờ Trần Khát Chân (Nghè Giáp) qua kiểm tra hiện trạng và hồ sơ di tích, đoàn đã trao đổi bổ sung nhiều nội dung quan trọng về lý lịch, nguồn gốc và nhân vật thờ tại di tích.

Thị trấn Nưa - nơi có mạch đất thiêng của núi Nưa, sông Lãng, là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với những sự kiện lịch sử, địa danh và nhân vật lịch sử được ghi vào sử sách của dân tộc và quê hương. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Nưa có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể ; có trên 20 di tích, trong đó có 02 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia gồm:

-  Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên)

-  di tích đền thờ Danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ;

 07 di tích được xếp hạng là di tích cấp tỉnh gồm:

-         Di tích đền thờ Trần Khát Chân

-         Di tích đền thờ Tào Sơn

-         Di tích LSVH đền thờ Lê Tộc Công thần

-         Di tích LSVH đền thờ Luật quốc công Lê Thân

-         Di tích LSVH chùa Hoa Cải

-         Di tích nhà thờ họ Lê Sỹ

-         Di tích Từ đường họ Doãn Việt Nam

Những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử được bảo tồn và phát huy giá trị trở thành địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, là điểm du lịch, văn hóa tâm linh hấp dẫn của người dân trong và ngoài tỉnh.

Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hóa được các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân quan tâm. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích được chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Công tác trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp ngày càng được quan tâm bằng nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn xã hội hóa. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp; đặc biệt là di tích Đền Nưa - Am Tiên là điểm du lịch - văn hóa tâm linh hấp dẫn, gắn kết với tuor du lịch trong tỉnh, có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước mang lại cho cộng đồng những lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần trong những năm qua.

          Công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước, lịch sử địa phương luôn được chú trọng, thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, đổi mới và sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cụ thể như thông qua  giáo dục bộ môn lịch sử tại các nhà trường, các buổi tọa đàm, nói chuyện; sách, báo, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, Cổng thông tin điện tử của địa phương, sáng tác thơ văn; các hoạt động về nguồn tham quan di tích lịch sử, văn hóa…nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và lễ hội đầu xuân hàng năm ở địa phương.

Vừa qua cuốn sách lịch sử đảng bộ và phong trào cách mạng xã Tân Ninh cùng các ấn phẩm văn, thơ của con em Cổ Định – Tân Ninh đã xuất bản là nguồn tài liệu quý phục vụ công tác khai thác, sử dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống của địa phương.

     Công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương trên địa bàn thị trấn Nưa trong thời gian qua đã giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về chặng đường bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước; những khát vọng, hy sinh mất mát của bao thế hệ. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào về những trang sử vẻ vang, tình yêu quê hương, đất nước và đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng và đất nước.

Cũng trong buổi làm việc, đoàn công tác đã đến thăm nhà văn hóa tổ dân phố 3, thăm điểm giếng làng xưa và thiết chế nhà văn hóa của tổ dân phố với cơ sở khang trang, sạch sẽ có đầy đủ bàn ghế đẹp, chắc chắn, có tủ sách khoa học thường thức, có trang thiết bị loa đài,  và được tiếp nối mạng trực tuyến của viễn thông để người dân được tiếp cận, nắm bắt các nội dung truyển tải qua các hội nghị trực tuyến, nội dung tuyên truyền của Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội.

          Sau kiểm tra điền dã tại UBND thị trấn, đoàn công tác đã nghe đồng chí Lê Đình Tâm – Phó Bí thư đảng ủy , Chủ tịch UBND thị trấn báo cáo khái quát về công tác quản lý, tôn tạo và phát huy tác dụng của các di tích trên địa bàn, đồng chí chủ tịch UBND thị trấn đã nêu những việc đã làm được, cùng với đó là những bất cập, những tồn tại về lịch sử quản lý trông coi một số di tích và hạn chế trong công tác quản lý, cơ chế chính sách trong bảo quản, trông coi các di tích ở địa phương , đồng chí đề xuất:

Giai đoạn 2022 – 2025 đề nghị cấp trên, ngành văn hóa quan tâm hỗ trợ chống xuống cấp  và chấp thuận việc tôn tạo chống xuống cấp các di tích đã và đang đề nghị  gồm:

-         Di tích LSVH Quốc gia đền thờ Lê Bật Tứ

-         Di tích LSVH cấp tỉnh, đền thờ Lam Sơn khai quốc công thần

-         Khảo cứu, bổ sung nội dung nhân vật thờ tại hồ sơ di tích Trần Khát Chân (Nghè Giáp) trên cơ sở dự liệu khoa học, lịch sử.

-   Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích đã được xếp hạng.
tg1.jpg
Đồng chí Hà Quang Hân - HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn tặng đoàn công tác  cuốn sách Lịch sử, phong trào cách mạng của Đảng bộ xã Tân Ninh giai đoạn 1945 - 2015 và sách tơ của Câu lạc bộ Na Sơn TT Nưa.
Cũng tại buổi làm việc đồng chí Bí thư Đảng ủy Hà Quang Hân đã báo cáo với đoàn về công tác quản lý, phát huy hiệu quả của các thiết chế nhà văn hóa ở địa phương, cùng với đó là các phong trào, các cuộc vận động, tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng đô thị Nưa sáng – xanh – sạch – đẹp.

tg5.jpg
tg4.jpg
tg2.jpg
Một số hoạt động tại buổi làm việc.
Phát biểu kết luận buổi làm việc đồng chí Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hoàng Bá Tường khẳng định Thị trấn Nưa (trước đây là Cổ Định – Tân Ninh) là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", là vùng quê "văn hiến" của xứ Thanh với đầy đủ nét tiêu biểu cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo đồng chí xây dựng nông thôn mới phải trú trọng cái chất của nó sao cho con người, môi trường thật sự thân thiện đối với các di tích  phải hướng tới mục tiêu phát triển văn hóa bền vững, coi văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển, phương châm lấy di sản để nuôi di sản, cần khai thác và phát huy thế mạnh của các di tích trên địa bàn trong sự phát triển chung của tỉnh và đất nước, cùng với việc quản lý các di sản văn hóa vật thể hiện có, cần quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác văn hóa thuận lợi, tích cực tìm hiểu khôi phục, gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể thư: các trò chơi, trò diễn dân gian trong hoạt động lễ hội và tín ngưỡng văn hóa địa phương, tìm hiểu ghi chép các bài đồng dao, lời ví, điệu hát,câu hò, các câu chuyện dân gian đã từng có trước đây, cùng với nét riêng có vốn phương ngữ ở làng Cổ Định,  tạo nên một không gian văn hóa lịch sử đa dạng, phong phú mang đầy đủ tính khoa học và đại chúng của văn hóa xứ thanh, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa của quê hương Ngàn Nưa; nhân cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thị trấn Nưa ngày càng giàu mạnh./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn         

 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm và làm việc tại thị trấn Nưa.

Đăng lúc: 11/06/2022 14:51:22 (GMT+7)

Công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước, lịch sử địa phương luôn được chú trọng, thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, đổi mới và sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn

 tg7.jpg
tg6.jpg
Đồng chí Hoàng Bá Tường - Phó trưởng Ban tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa cùng đoàn công tác thăm và dâng hương tại di tích Nghè Giáp, thị trấn Nưa.
Sáng ngày 9/6/2022 đoàn công tác của ban tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa do đồng chí Hoàng Bá Tường - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn cùng đại diện các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
 Huyện Triệu Sơn có đồng chí Lê Thị Sen - Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Triệu Sơn, đại diện phòng VHTT, Trung tâm VHTT&DL huyện Triệu Sơn  đã về thăm và làm việc tại thị trấn; Cùng đón đoàn và tham gia buổi làm việc có đồng chí Hà Quang Hân - HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Nưa, các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy và cán bộ văn hóa - xã hội thị trấn.

Đoàn đã đến thăm, dâng hương tại di tích đền thờ Trần Khát Chân (Nghè Giáp) qua kiểm tra hiện trạng và hồ sơ di tích, đoàn đã trao đổi bổ sung nhiều nội dung quan trọng về lý lịch, nguồn gốc và nhân vật thờ tại di tích.

Thị trấn Nưa - nơi có mạch đất thiêng của núi Nưa, sông Lãng, là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với những sự kiện lịch sử, địa danh và nhân vật lịch sử được ghi vào sử sách của dân tộc và quê hương. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Nưa có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể ; có trên 20 di tích, trong đó có 02 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia gồm:

-  Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên)

-  di tích đền thờ Danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ;

 07 di tích được xếp hạng là di tích cấp tỉnh gồm:

-         Di tích đền thờ Trần Khát Chân

-         Di tích đền thờ Tào Sơn

-         Di tích LSVH đền thờ Lê Tộc Công thần

-         Di tích LSVH đền thờ Luật quốc công Lê Thân

-         Di tích LSVH chùa Hoa Cải

-         Di tích nhà thờ họ Lê Sỹ

-         Di tích Từ đường họ Doãn Việt Nam

Những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử được bảo tồn và phát huy giá trị trở thành địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, là điểm du lịch, văn hóa tâm linh hấp dẫn của người dân trong và ngoài tỉnh.

Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hóa được các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân quan tâm. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích được chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Công tác trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp ngày càng được quan tâm bằng nguồn kinh phí của nhà nước và nguồn xã hội hóa. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp; đặc biệt là di tích Đền Nưa - Am Tiên là điểm du lịch - văn hóa tâm linh hấp dẫn, gắn kết với tuor du lịch trong tỉnh, có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước mang lại cho cộng đồng những lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần trong những năm qua.

          Công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước, lịch sử địa phương luôn được chú trọng, thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, đổi mới và sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cụ thể như thông qua  giáo dục bộ môn lịch sử tại các nhà trường, các buổi tọa đàm, nói chuyện; sách, báo, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, Cổng thông tin điện tử của địa phương, sáng tác thơ văn; các hoạt động về nguồn tham quan di tích lịch sử, văn hóa…nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và lễ hội đầu xuân hàng năm ở địa phương.

Vừa qua cuốn sách lịch sử đảng bộ và phong trào cách mạng xã Tân Ninh cùng các ấn phẩm văn, thơ của con em Cổ Định – Tân Ninh đã xuất bản là nguồn tài liệu quý phục vụ công tác khai thác, sử dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống của địa phương.

     Công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương trên địa bàn thị trấn Nưa trong thời gian qua đã giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về chặng đường bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước; những khát vọng, hy sinh mất mát của bao thế hệ. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào về những trang sử vẻ vang, tình yêu quê hương, đất nước và đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng và đất nước.

Cũng trong buổi làm việc, đoàn công tác đã đến thăm nhà văn hóa tổ dân phố 3, thăm điểm giếng làng xưa và thiết chế nhà văn hóa của tổ dân phố với cơ sở khang trang, sạch sẽ có đầy đủ bàn ghế đẹp, chắc chắn, có tủ sách khoa học thường thức, có trang thiết bị loa đài,  và được tiếp nối mạng trực tuyến của viễn thông để người dân được tiếp cận, nắm bắt các nội dung truyển tải qua các hội nghị trực tuyến, nội dung tuyên truyền của Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hội.

          Sau kiểm tra điền dã tại UBND thị trấn, đoàn công tác đã nghe đồng chí Lê Đình Tâm – Phó Bí thư đảng ủy , Chủ tịch UBND thị trấn báo cáo khái quát về công tác quản lý, tôn tạo và phát huy tác dụng của các di tích trên địa bàn, đồng chí chủ tịch UBND thị trấn đã nêu những việc đã làm được, cùng với đó là những bất cập, những tồn tại về lịch sử quản lý trông coi một số di tích và hạn chế trong công tác quản lý, cơ chế chính sách trong bảo quản, trông coi các di tích ở địa phương , đồng chí đề xuất:

Giai đoạn 2022 – 2025 đề nghị cấp trên, ngành văn hóa quan tâm hỗ trợ chống xuống cấp  và chấp thuận việc tôn tạo chống xuống cấp các di tích đã và đang đề nghị  gồm:

-         Di tích LSVH Quốc gia đền thờ Lê Bật Tứ

-         Di tích LSVH cấp tỉnh, đền thờ Lam Sơn khai quốc công thần

-         Khảo cứu, bổ sung nội dung nhân vật thờ tại hồ sơ di tích Trần Khát Chân (Nghè Giáp) trên cơ sở dự liệu khoa học, lịch sử.

-   Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích đã được xếp hạng.
tg1.jpg
Đồng chí Hà Quang Hân - HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn tặng đoàn công tác  cuốn sách Lịch sử, phong trào cách mạng của Đảng bộ xã Tân Ninh giai đoạn 1945 - 2015 và sách tơ của Câu lạc bộ Na Sơn TT Nưa.
Cũng tại buổi làm việc đồng chí Bí thư Đảng ủy Hà Quang Hân đã báo cáo với đoàn về công tác quản lý, phát huy hiệu quả của các thiết chế nhà văn hóa ở địa phương, cùng với đó là các phong trào, các cuộc vận động, tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng đô thị Nưa sáng – xanh – sạch – đẹp.

tg5.jpg
tg4.jpg
tg2.jpg
Một số hoạt động tại buổi làm việc.
Phát biểu kết luận buổi làm việc đồng chí Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy Hoàng Bá Tường khẳng định Thị trấn Nưa (trước đây là Cổ Định – Tân Ninh) là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", là vùng quê "văn hiến" của xứ Thanh với đầy đủ nét tiêu biểu cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo đồng chí xây dựng nông thôn mới phải trú trọng cái chất của nó sao cho con người, môi trường thật sự thân thiện đối với các di tích  phải hướng tới mục tiêu phát triển văn hóa bền vững, coi văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển, phương châm lấy di sản để nuôi di sản, cần khai thác và phát huy thế mạnh của các di tích trên địa bàn trong sự phát triển chung của tỉnh và đất nước, cùng với việc quản lý các di sản văn hóa vật thể hiện có, cần quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ làm công tác văn hóa thuận lợi, tích cực tìm hiểu khôi phục, gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể thư: các trò chơi, trò diễn dân gian trong hoạt động lễ hội và tín ngưỡng văn hóa địa phương, tìm hiểu ghi chép các bài đồng dao, lời ví, điệu hát,câu hò, các câu chuyện dân gian đã từng có trước đây, cùng với nét riêng có vốn phương ngữ ở làng Cổ Định,  tạo nên một không gian văn hóa lịch sử đa dạng, phong phú mang đầy đủ tính khoa học và đại chúng của văn hóa xứ thanh, qua đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa của quê hương Ngàn Nưa; nhân cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thị trấn Nưa ngày càng giàu mạnh./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn