Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

Ngày 12/06/2024 08:12:23

Độ ẩm không khí xuống thấp phổ biến từ 50 - 60% dẫn đến gia súc, gia cầm dễ bị sốc nhiệt, giảm sức đề kháng, mất nước và sụt cân nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao, đồng thời gây chết đối với gia súc, gia cầm non hoặc đang mắc bệnh

 z5530259991253_4ba0d678a12c67d4520436368d3a0499.jpg
      Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa sẽ xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ không khí cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; Độ ẩm không khí xuống thấp phổ biến từ 50 - 60% dẫn đến gia súc, gia cầm dễ bị sốc nhiệt, giảm sức đề kháng, mất nước và sụt cân nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao, đồng thời gây chết đối với gia súc, gia cầm non hoặc đang mắc bệnh.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm trong thời tiết nắng nóng kéo dài Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn hướng dẫn một số biện pháp phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như sau:

1.    Chuồng trại chăn nuôi:

-    Sử dụng lưới đen, bạt và một số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

-    Thiết kế hệ thống giàn phun mưa, phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi vào những thời điểm nắng nóng cao độ trong ngày.

-   Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Chú ý lắp quạt ngang tầm lưng gia súc, không treo quạt từ trên trần thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.

-   Đối với kiểu chuồng kín cần tăng cường hệ thống quạt thông gió, kiểm tra giàn mát bằng hơi nước để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi. Chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện.

-    Hàng ngày phải quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng, đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải; thu gom phân, rác thải, đánh đống, vôi, có thể dùng chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng và làm sạch môi trường chăn nuôi, không thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.

2.  Về thức ăn, nước uống

-   Tăng khẩu phần thức ăn xanh như: rau, cỏ tươi, củ, quả và bổ sung các loại vitamin…; tăng khẩu phần đạm, giảm tinh bột, đường trong khẩu phần ăn phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm.

-   Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, tắm mỗi ngày từ 1-2 lần để làm giảm nhiệt cho cơ thể.

-   Những ngày nắng nóng, pha thêm vào nước các loại vitamin và các chất điện giải, B-complex cho gia súc, gia cầm uống.


3.  Chăm sóc nuôi dưỡng

-  Đối với trâu, bò, dê, cừu chăn thả:

+ Những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm; buổi chiều chăn thả trễ và về trễ hơn, đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài; nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc cố định gia súc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

+ Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

-  Đối với gia cầm:

+ Nuôi nhốt với mật độ vừa phải tùy theo tuổi thể trọng.

+ Gà nuôi trên nền đệm lót vi sinh cần làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm.

-  Đối với lợn:

Bố trí mật độ nuôi nhốt phù hợp theo từng độ tuổi. Tăng cường chăm sóc lợn con, do khi thời tiết nắng nóng sức đề kháng của chúng thấp hơn so với các con trưởng thành.

4.  Phòng bệnh

-  Mua con giống tại nơi địa chỉ xuất xứ ràng, khỏe mạnh.

-   Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi để tăng cường khả năng miễn dịch; định kỳ tẩy giun, sán, ký sinh trùng đường máu cho vật nuôi.

-   Định kỳ phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, phun thuốc diệt côn trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt… Vệ sinh máng ăn, máng uống.

-   Người chăn nuôi hằng ngày phải theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi, khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh phải cách ly, theo dõi, điều trị. Nếu có gia súc, gia cầm ốm chết không được vận chuyển, buôn bán, vứt xác ra môi trường mà phải báo ngay cho thú y xã, thị trấn, chính quyền địa phương và báo cáo cho Trung tâm DVNN để được hướng dẫn các biện pháp xử lý tránh lây lan dịch bệnh ra ngoài môi trường.

Trên đây là một số hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện Triệu Sơn về phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đề nghị UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả hướng dẫn trên./.

Bản tin: Trung tâm DVNN huyện Triệu Sơn

Phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

Đăng lúc: 12/06/2024 08:12:23 (GMT+7)

Độ ẩm không khí xuống thấp phổ biến từ 50 - 60% dẫn đến gia súc, gia cầm dễ bị sốc nhiệt, giảm sức đề kháng, mất nước và sụt cân nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao, đồng thời gây chết đối với gia súc, gia cầm non hoặc đang mắc bệnh

 z5530259991253_4ba0d678a12c67d4520436368d3a0499.jpg
      Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa sẽ xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ không khí cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; Độ ẩm không khí xuống thấp phổ biến từ 50 - 60% dẫn đến gia súc, gia cầm dễ bị sốc nhiệt, giảm sức đề kháng, mất nước và sụt cân nên nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao, đồng thời gây chết đối với gia súc, gia cầm non hoặc đang mắc bệnh.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm trong thời tiết nắng nóng kéo dài Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn hướng dẫn một số biện pháp phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như sau:

1.    Chuồng trại chăn nuôi:

-    Sử dụng lưới đen, bạt và một số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

-    Thiết kế hệ thống giàn phun mưa, phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi vào những thời điểm nắng nóng cao độ trong ngày.

-   Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Chú ý lắp quạt ngang tầm lưng gia súc, không treo quạt từ trên trần thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.

-   Đối với kiểu chuồng kín cần tăng cường hệ thống quạt thông gió, kiểm tra giàn mát bằng hơi nước để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi. Chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện.

-    Hàng ngày phải quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng, đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải; thu gom phân, rác thải, đánh đống, vôi, có thể dùng chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng và làm sạch môi trường chăn nuôi, không thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.

2.  Về thức ăn, nước uống

-   Tăng khẩu phần thức ăn xanh như: rau, cỏ tươi, củ, quả và bổ sung các loại vitamin…; tăng khẩu phần đạm, giảm tinh bột, đường trong khẩu phần ăn phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm.

-   Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, tắm mỗi ngày từ 1-2 lần để làm giảm nhiệt cho cơ thể.

-   Những ngày nắng nóng, pha thêm vào nước các loại vitamin và các chất điện giải, B-complex cho gia súc, gia cầm uống.


3.  Chăm sóc nuôi dưỡng

-  Đối với trâu, bò, dê, cừu chăn thả:

+ Những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm; buổi chiều chăn thả trễ và về trễ hơn, đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài; nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc cố định gia súc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

+ Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

-  Đối với gia cầm:

+ Nuôi nhốt với mật độ vừa phải tùy theo tuổi thể trọng.

+ Gà nuôi trên nền đệm lót vi sinh cần làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm.

-  Đối với lợn:

Bố trí mật độ nuôi nhốt phù hợp theo từng độ tuổi. Tăng cường chăm sóc lợn con, do khi thời tiết nắng nóng sức đề kháng của chúng thấp hơn so với các con trưởng thành.

4.  Phòng bệnh

-  Mua con giống tại nơi địa chỉ xuất xứ ràng, khỏe mạnh.

-   Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi để tăng cường khả năng miễn dịch; định kỳ tẩy giun, sán, ký sinh trùng đường máu cho vật nuôi.

-   Định kỳ phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, phun thuốc diệt côn trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt… Vệ sinh máng ăn, máng uống.

-   Người chăn nuôi hằng ngày phải theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi, khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh phải cách ly, theo dõi, điều trị. Nếu có gia súc, gia cầm ốm chết không được vận chuyển, buôn bán, vứt xác ra môi trường mà phải báo ngay cho thú y xã, thị trấn, chính quyền địa phương và báo cáo cho Trung tâm DVNN để được hướng dẫn các biện pháp xử lý tránh lây lan dịch bệnh ra ngoài môi trường.

Trên đây là một số hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện Triệu Sơn về phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đề nghị UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả hướng dẫn trên./.

Bản tin: Trung tâm DVNN huyện Triệu Sơn