Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Nhận thức và kỹ năng của người tiêu dùng góp phần quan trọng trong việc đảm an toàn bảo thực phẩm

Ngày 04/06/2024 22:31:02

“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”, một khái niệm tuy ngắn gọn, súc tích nhưng để đạt được “an toàn thực phẩm” là một quá trình dài, phức tạp nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là người tiêu dùng nếu không có hiểu biết và kỹ năng về an toàn thực phẩm sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

z4968305397319_2169c73d68177fce999dcdd090607be7 (1).jpg
         Nếu xem quá trình sản xuất thực phẩm là một chuỗi mắc xích các hoạt động từ nuôi trồng, thu hoạch, đánh bắt, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thì mắc xích cuối cùng chính là “lựa chọn và tiêu dùng” của người sử dụng thực phẩm. Vì thế, người tiêu dùng cũng cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng lựa chọn nguồn nguyên liệu thực phẩm phù hợp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe và tính mạng của bản thân, gia đình và xã hội.

      Trong quá trình lựa chọn và sử dụng thực phẩm, người tiêu dùng nên áp dụng “10 Nguyên tắc vàng” đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được WHO – Tổ chức Y tế thế giới công bố và áp dụng:

      Nguyên tắc thứ 1: Chọn thực phẩm an toàn. 

      Chọn mua thực phẩm ở những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng:

    - Đối với nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn: 
     Cần kiểm tra sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn hay không. Nhãn mác phải thể hiện đúng, đầy đủ thông tin của sản phẩm (tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

     - Đối với các nguyên liệu thực phẩm tươi sống:

     + Nhóm thịt: thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt khô ráo, độ đàn hồi thịt cao.

     + Nhóm cá, hải sản: vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi .

      + Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng.

     + Nhóm quả: chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Ưu tiên chọn thực phẩm theo mùa.

        Nguyên tắc thứ 2:Nấu chín kỹ thức ăn.

       Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

       Nguyên tắc thứ 3:Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín. 

       Nguyên tắc thứ 4: Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

      Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C.

      Việc bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm sau khi nấu chín đúng nhiệt độ, đúng cách, có phân biệt sống chín rõ ràng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời giúp giảm thất thoát các chất dinh dưỡng của thực phẩm.

      Đối với nhóm tươi sống như rau, quả khi mua về cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

        Nguyên tắc thứ 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ.

      Thực phẩm nên ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu chín. Sau 2 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường thì phải được đun lại thật kỹ trước khi ăn.

       Nguyên tắc thứ 6: Không để lẫn thực phẩm sống, chín

      Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu thực phẩm sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

      Nguyên tắc thứ 7: Giữ bàn tay chế biến thực phẩm luôn sạch sẽ

Rửa tay kỹ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến.

       Nguyên tắc thứ 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

     Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch sẽ. 

      Nguyên tắc thứ 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

       Che đậy, bảo quản thực phẩm trong hộp kín, tủ kính, lồng bàn... nhằm bảo vệ thực phẩm trước sự xâm nhập của côn trùng và các loại động vật khác.

Nguyên tắc thứ 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. 

Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

Hiểu biết và kỹ năng lựa chọn của người tiêu dùng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thực phẩm được an toàn. Với việc trang bị kiến thức và thực hành đúng, thường xuyên “10 Nguyên tắc vàng” không những mang lại những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng mà trên hết còn là sự an toàn đối với sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

Nhận thức và kỹ năng của người tiêu dùng góp phần quan trọng trong việc đảm an toàn bảo thực phẩm

Đăng lúc: 04/06/2024 22:31:02 (GMT+7)

“An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”, một khái niệm tuy ngắn gọn, súc tích nhưng để đạt được “an toàn thực phẩm” là một quá trình dài, phức tạp nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là người tiêu dùng nếu không có hiểu biết và kỹ năng về an toàn thực phẩm sẽ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

z4968305397319_2169c73d68177fce999dcdd090607be7 (1).jpg
         Nếu xem quá trình sản xuất thực phẩm là một chuỗi mắc xích các hoạt động từ nuôi trồng, thu hoạch, đánh bắt, sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thì mắc xích cuối cùng chính là “lựa chọn và tiêu dùng” của người sử dụng thực phẩm. Vì thế, người tiêu dùng cũng cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng lựa chọn nguồn nguyên liệu thực phẩm phù hợp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe và tính mạng của bản thân, gia đình và xã hội.

      Trong quá trình lựa chọn và sử dụng thực phẩm, người tiêu dùng nên áp dụng “10 Nguyên tắc vàng” đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được WHO – Tổ chức Y tế thế giới công bố và áp dụng:

      Nguyên tắc thứ 1: Chọn thực phẩm an toàn. 

      Chọn mua thực phẩm ở những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng:

    - Đối với nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn: 
     Cần kiểm tra sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn hay không. Nhãn mác phải thể hiện đúng, đầy đủ thông tin của sản phẩm (tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

     - Đối với các nguyên liệu thực phẩm tươi sống:

     + Nhóm thịt: thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt khô ráo, độ đàn hồi thịt cao.

     + Nhóm cá, hải sản: vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi .

      + Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng.

     + Nhóm quả: chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Ưu tiên chọn thực phẩm theo mùa.

        Nguyên tắc thứ 2:Nấu chín kỹ thức ăn.

       Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

       Nguyên tắc thứ 3:Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín. 

       Nguyên tắc thứ 4: Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.

      Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C.

      Việc bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm sau khi nấu chín đúng nhiệt độ, đúng cách, có phân biệt sống chín rõ ràng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời giúp giảm thất thoát các chất dinh dưỡng của thực phẩm.

      Đối với nhóm tươi sống như rau, quả khi mua về cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

        Nguyên tắc thứ 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ.

      Thực phẩm nên ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu chín. Sau 2 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường thì phải được đun lại thật kỹ trước khi ăn.

       Nguyên tắc thứ 6: Không để lẫn thực phẩm sống, chín

      Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu thực phẩm sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

      Nguyên tắc thứ 7: Giữ bàn tay chế biến thực phẩm luôn sạch sẽ

Rửa tay kỹ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến.

       Nguyên tắc thứ 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

     Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch sẽ. 

      Nguyên tắc thứ 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

       Che đậy, bảo quản thực phẩm trong hộp kín, tủ kính, lồng bàn... nhằm bảo vệ thực phẩm trước sự xâm nhập của côn trùng và các loại động vật khác.

Nguyên tắc thứ 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. 

Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.

Hiểu biết và kỹ năng lựa chọn của người tiêu dùng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thực phẩm được an toàn. Với việc trang bị kiến thức và thực hành đúng, thường xuyên “10 Nguyên tắc vàng” không những mang lại những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng mà trên hết còn là sự an toàn đối với sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn