Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Danh xưng Kẻ Nưa...Thị Trấn Nưa

Ngày 20/01/2021 22:17:00

Núi Nưa là một dãy núi dài, cao trùng điệp bắt nguồn từ dãi Trường Sơn vươn về phia biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam, núi non rậm rạp vô cùng nên xưa kia gọi là Ngàn Nưa, cây cối trên núi mọc nhiều tầng lớp màu mỡ nguyên sinh đủ loại gỗ quý, có nhiều loài động vật hung dữ như hổ, báo, lợn loài, voi, gấu, bò rừng, trăn, rắn, sơn dương, hươu nai, cày cỏi… có một loại cây lớn nhỏ mọc tầng tầng lớp lớp khắp nơi đó là cây nứa

 DSC_8955.JPG
Vì vậy người xưa mạnh danh cho núi là núi nứa, cây nứa nhỏ nhẹ dễ khai thác, cần thiết phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Củi đốt bằng nứa, rui mè làm nhà bằng nứa, phên đan, lạt buộc bằng nứa, dây thừng, dây chảo, rổ rá, giành, giắng, hom đánh tranh lợp nhà, cần câu, lừ, đó….Tất thảy đều làm bằng nứa, khai thác chủ yếu ở núi nứa. Nứa được tổ tiên của dân làng Cổ Định xa xưa mang đi bán khắp mọi chợ trong tỉnh với nhiều hình thức khác nhau, họ đi từng đoàn mỗi ngày có hàng trăm người gánh nứa đi bán nên nhân dân tỉnh Thanh Hóa  xưa kia gọi là phường kẻ nứa, cái tên núi nứa, làng Kẻ Nứa trải hết thời vua Hùng đến vua Lạc – đến Triệu Đà. Vào năm 111 Trước CN nhà Hán xâm lược nước ta, đặt thành quận huyện để cai trị, cái tên Kẻ nứa ít nhất cũng trải qua gần 800 năm.

Nhà Hán đưa văn tự vào Việt Nam, dùng chữ để ghi lại các địa danh, núi Nứa chữ Hán không có nên phiên âm bằng chữ núi Na (Na Sơn) gọi Nôm là núi Nưa, làng Kẻ Nứa cũng phải ghi bằng Hương Cá Na gọi nôm là làng Kẻ Nưa. Cái tên làng Kẻ Nưa được dùng suốt cả thời Bắc thuộc khoảng 1050 năm, đến năm 938 Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành nền độc lập tự chủ cho đất nước, cái tên hương Cá Na (Cá Na giáp) được đổi thành hương Cổ Na. Trải qua các thời Đinh – Lý – Trần – Hồ, hương Cổ Na được dùng gần 500 năm. Đến năm 1428 Lê Lợi lên ngôi lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ, Hương Cổ Na được đổi thành hương Cổ Ninh. Kết thúc thời Lê Sơ (1527) Mạc Đăng Dung tiến ngôi, đặt niên hiệu là Minh Đức. Đến thời Lê Trung Hưng, vua đầu tiên là Lê Trang Tông (1533-1548) tên húy là Lê Duy Ninh vì kiêng tên húy nhà vua nên Cổ Ninh được đổi thành Cổ Định. Đầu thế kỷ XIX, tên làng Cổ Định còn được đặt là xã Cổ Định và Tổng Cổ Định.  Thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888), xã Cổ Định là một trong 25 xã, thôn, tộc, sở thuộc tổng Cổ Định([1]), huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Thời kỳ này xã Cổ Định được chia thành các làng: làng Giáp, làng Ất, làng Bính, làng Đinh, làng Mậu. Dù đã trải qua gần 500 năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng cái tên Cổ Định vẫn được duy trì trong đời sống cộng đồng cho đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chính phủ lâm thời có Sắc lệnh số 63/SL-CP về việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Cổ Định mang tên mới là Tân Ninh với lời phân tích và đề nghị của hội đồng nhân dân xã họp khóa đầu tiên năm 1946, Cổ Định trước là Cổ Ninh, nay trong chế độ mới thay chữ "Cổ" bằng chữ "Tân" và đặt tên mới là Tân Ninh thuộc huyện Nông Cống. Xã Tân Ninh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 làng, làng Cổ Định và làng Tuy Yên. Trong thực tế thì vẫn song song tồn tại cách gọi làng Cổ Định có 5 làng nhỏ là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu.

Do yêu cầu của nhiệm vụ kháng chiến, đầu năm 1947 tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập các “Đại xã” trên cơ sở sáp nhập các xã nhỏ. Thực hiện chủ trương trên, tháng 6 năm 1947, xã Tân Ninh và xã Thái Hòa được sáp nhập thành xã Ninh Hòa.

Đến năm 1953, do yêu cầu của việc quản lý, điều hành nên đơn vị hành chính cấp xã được điều chỉnh, một số xã mới được thành lập. Tháng 10 năm 1953, xã Ninh Hòa được chia làm 2 xã là Tân Ninh và Thái Hòa. Làng Cổ Định thuộc xã Tân Ninh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Tháng 2 năm 1965, thực hiện Quyết định số 177-CP ngày 16 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ thành lập huyện Triệu Sơn, trên cơ sở tách 20 xã phía bắc của huyện Nông Cống và 13 xã phía nam của huyện Thọ Xuân, làng Cổ Định, xã Tân Ninh trực thuộc huyện Triệu Sơn.

Như vậy, địa danh Cổ Định – Tân Ninh đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử (do có nơi cũng có tên là xã Tân Ninh, nên phải dùng từ Cổ Định – Tân Ninh). Vùng đất Cổ Định – Tân Ninh đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú, đồng nghĩa khí kiên trung, những vị trạng nguyên, văn quan, võ tướng cống hiến hết mình cho đất nước, được sử sách nêu gương, người đời truyền tụng. Khi nhắc đến mảnh đất Tân Ninh là nói đến mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi có mạch nguồn của núi Nưa, sông Lãng. Cùng với sự đổi mới chuyển mình của đất nước. Tân Ninh một xã thuộc vùng bán sơn địa nằm về phía tây nam của huyện Triệu Sơn, nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm “Quặng Croom”; nơi có Ngàn Nưa trùng điệp , có di tích LSVH quốc gia Am Tiên gắn với địa danh cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 CN...Tiềm năng và thế mạnh cho phát triển khu đô thị công nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại. Mới đây nghị quyết số 786/NQ – UB TVQHK14 ngày 16/10/2019 thành lậpThị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn và được huyện Triệu Sơn tổ chức công bố vào ngày 01/12/2019. Như vậy Cổ Định – Tân Ninh lại bước tiếp sang một trang sử mới đầy hứa hẹn với tên gọi: Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn./.
CCVH - XH
Lê Văn Sơn



([1]). Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Đồng khánh địa dư chí, Nxb Thế giới Hà nội - 2002, tr.1097. 

Danh xưng Kẻ Nưa...Thị Trấn Nưa

Đăng lúc: 20/01/2021 22:17:00 (GMT+7)

Núi Nưa là một dãy núi dài, cao trùng điệp bắt nguồn từ dãi Trường Sơn vươn về phia biển theo hướng Tây Bắc Đông Nam, núi non rậm rạp vô cùng nên xưa kia gọi là Ngàn Nưa, cây cối trên núi mọc nhiều tầng lớp màu mỡ nguyên sinh đủ loại gỗ quý, có nhiều loài động vật hung dữ như hổ, báo, lợn loài, voi, gấu, bò rừng, trăn, rắn, sơn dương, hươu nai, cày cỏi… có một loại cây lớn nhỏ mọc tầng tầng lớp lớp khắp nơi đó là cây nứa

 DSC_8955.JPG
Vì vậy người xưa mạnh danh cho núi là núi nứa, cây nứa nhỏ nhẹ dễ khai thác, cần thiết phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Củi đốt bằng nứa, rui mè làm nhà bằng nứa, phên đan, lạt buộc bằng nứa, dây thừng, dây chảo, rổ rá, giành, giắng, hom đánh tranh lợp nhà, cần câu, lừ, đó….Tất thảy đều làm bằng nứa, khai thác chủ yếu ở núi nứa. Nứa được tổ tiên của dân làng Cổ Định xa xưa mang đi bán khắp mọi chợ trong tỉnh với nhiều hình thức khác nhau, họ đi từng đoàn mỗi ngày có hàng trăm người gánh nứa đi bán nên nhân dân tỉnh Thanh Hóa  xưa kia gọi là phường kẻ nứa, cái tên núi nứa, làng Kẻ Nứa trải hết thời vua Hùng đến vua Lạc – đến Triệu Đà. Vào năm 111 Trước CN nhà Hán xâm lược nước ta, đặt thành quận huyện để cai trị, cái tên Kẻ nứa ít nhất cũng trải qua gần 800 năm.

Nhà Hán đưa văn tự vào Việt Nam, dùng chữ để ghi lại các địa danh, núi Nứa chữ Hán không có nên phiên âm bằng chữ núi Na (Na Sơn) gọi Nôm là núi Nưa, làng Kẻ Nứa cũng phải ghi bằng Hương Cá Na gọi nôm là làng Kẻ Nưa. Cái tên làng Kẻ Nưa được dùng suốt cả thời Bắc thuộc khoảng 1050 năm, đến năm 938 Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành nền độc lập tự chủ cho đất nước, cái tên hương Cá Na (Cá Na giáp) được đổi thành hương Cổ Na. Trải qua các thời Đinh – Lý – Trần – Hồ, hương Cổ Na được dùng gần 500 năm. Đến năm 1428 Lê Lợi lên ngôi lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ, Hương Cổ Na được đổi thành hương Cổ Ninh. Kết thúc thời Lê Sơ (1527) Mạc Đăng Dung tiến ngôi, đặt niên hiệu là Minh Đức. Đến thời Lê Trung Hưng, vua đầu tiên là Lê Trang Tông (1533-1548) tên húy là Lê Duy Ninh vì kiêng tên húy nhà vua nên Cổ Ninh được đổi thành Cổ Định. Đầu thế kỷ XIX, tên làng Cổ Định còn được đặt là xã Cổ Định và Tổng Cổ Định.  Thời vua Đồng Khánh (1885 - 1888), xã Cổ Định là một trong 25 xã, thôn, tộc, sở thuộc tổng Cổ Định([1]), huyện Nông Cống, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Thời kỳ này xã Cổ Định được chia thành các làng: làng Giáp, làng Ất, làng Bính, làng Đinh, làng Mậu. Dù đã trải qua gần 500 năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng cái tên Cổ Định vẫn được duy trì trong đời sống cộng đồng cho đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chính phủ lâm thời có Sắc lệnh số 63/SL-CP về việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Cổ Định mang tên mới là Tân Ninh với lời phân tích và đề nghị của hội đồng nhân dân xã họp khóa đầu tiên năm 1946, Cổ Định trước là Cổ Ninh, nay trong chế độ mới thay chữ "Cổ" bằng chữ "Tân" và đặt tên mới là Tân Ninh thuộc huyện Nông Cống. Xã Tân Ninh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 làng, làng Cổ Định và làng Tuy Yên. Trong thực tế thì vẫn song song tồn tại cách gọi làng Cổ Định có 5 làng nhỏ là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu.

Do yêu cầu của nhiệm vụ kháng chiến, đầu năm 1947 tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập các “Đại xã” trên cơ sở sáp nhập các xã nhỏ. Thực hiện chủ trương trên, tháng 6 năm 1947, xã Tân Ninh và xã Thái Hòa được sáp nhập thành xã Ninh Hòa.

Đến năm 1953, do yêu cầu của việc quản lý, điều hành nên đơn vị hành chính cấp xã được điều chỉnh, một số xã mới được thành lập. Tháng 10 năm 1953, xã Ninh Hòa được chia làm 2 xã là Tân Ninh và Thái Hòa. Làng Cổ Định thuộc xã Tân Ninh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Tháng 2 năm 1965, thực hiện Quyết định số 177-CP ngày 16 tháng 12 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ thành lập huyện Triệu Sơn, trên cơ sở tách 20 xã phía bắc của huyện Nông Cống và 13 xã phía nam của huyện Thọ Xuân, làng Cổ Định, xã Tân Ninh trực thuộc huyện Triệu Sơn.

Như vậy, địa danh Cổ Định – Tân Ninh đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử (do có nơi cũng có tên là xã Tân Ninh, nên phải dùng từ Cổ Định – Tân Ninh). Vùng đất Cổ Định – Tân Ninh đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú, đồng nghĩa khí kiên trung, những vị trạng nguyên, văn quan, võ tướng cống hiến hết mình cho đất nước, được sử sách nêu gương, người đời truyền tụng. Khi nhắc đến mảnh đất Tân Ninh là nói đến mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi có mạch nguồn của núi Nưa, sông Lãng. Cùng với sự đổi mới chuyển mình của đất nước. Tân Ninh một xã thuộc vùng bán sơn địa nằm về phía tây nam của huyện Triệu Sơn, nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm “Quặng Croom”; nơi có Ngàn Nưa trùng điệp , có di tích LSVH quốc gia Am Tiên gắn với địa danh cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 CN...Tiềm năng và thế mạnh cho phát triển khu đô thị công nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại. Mới đây nghị quyết số 786/NQ – UB TVQHK14 ngày 16/10/2019 thành lậpThị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn và được huyện Triệu Sơn tổ chức công bố vào ngày 01/12/2019. Như vậy Cổ Định – Tân Ninh lại bước tiếp sang một trang sử mới đầy hứa hẹn với tên gọi: Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn./.
CCVH - XH
Lê Văn Sơn



([1]). Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Đồng khánh địa dư chí, Nxb Thế giới Hà nội - 2002, tr.1097.