Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ (1562 – 1627) năm 2023.

Ngày 28/11/2023 05:44:19

Sáng ngày 27/11/2023, tại di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ, UBND. Hội đồng gia tộc họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ.

z4921695772646_c1bede1d29b9aea32b90e0493657ec60.jpg
z4921690566098_eabd60a18f4b9929ab0b7f3917ac8e4d.jpg
z4921694284017_24de7b2fd58c3230d8c0dbd0e9a99501.jpg
z4921694877286_e82416dba1127f95a82d39ce28ec05aa.jpg
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm dâng hương tại di tích đền thờ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ
        Dự lễ kỷ niệm dâng hương có đồng chí Hà Quang Hân, HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn; Đồng chí Hoàng Văn Chung, Phó Bí thư Đảng ủy. Chủ tịch UBND thị trấn Nưa ; đồng chí Lê Viết Binh, Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch UB MTTQ thị trấn Nưa; các đồng chí lãnh đạo đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành thị trấn Nưa,

 Đại diện cơ quan Văn hóa huyện Triệu Sơn có đồng chí Trần Xuân Anh, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch huyện cùng cán bộ chuyên viên Trung tâm văn hóa huyện Triệu Sơn; các đồng chí Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố 4, đại diện dòng họ Lê Bật ở xã Hoàng phong, huyện Hoàng Hóa, dòng họ Lam sơn khai quốc công thần (Lê Lôi) trên địa bàn thị trấn Nưa cùng Hội đồng gia tộc, con cháu họ tộc Lê Bật.

Dưới bóng Nưa là vùng đất được mạnh danh là “đất học và đất phát quan” hay là chốn  “địa linh nhân kiệt”, nơi có mạch nguồn đất thiêng của núi Nưa sông Lãng, được khai sinh từ thuở các vua Hùng dựng nước,với cái thế “Tựa núi nhìn sông” Đã tạo cho nơi đây những đặc trưng riêng có về địa hình, đất đai , khí hậu sông ngoài và đặc biệt đã sản sinh ra bao lớp người con ưu tú qua các thế hệ đương đại, Đồng thời để lại một quần thể di tích làm dầy thêm nét đẹp về truyền thống văn hóa của địa phương, trong đó di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền thờ danh nhân Hoàng giáp Lê Bật tứ (1562 – 1627), là sự minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, nét văn hiến của quê hương Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa trong diễn trình lịch sử của dân tộc.

       Qua tài liệu sử sách và gia phả của dòng họ được biết: Hoàng Giáp Lê Bật Tứ sinh năm 1562 tại thôn Đoài xóm Bính, Cổ Định, Tân Ninh nay là thị trấn Nưa, tên hiệu của ông là Vương Toàn; Thụy là Hòa Nghĩa. Năm lên 8 tuổi cụ Lê Bật Tứ đã rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đến tuổi trưởng thành cụ Lê Bật Tứ tham gia cả hai lần thi hương năm 1584 ở Sơn Tây và 1592 ở Lỗ Hiền, Thanh Hóa đều đậu nhất nhì cả hai kỳ thi này. Đến năm Mậu Tuất 1598, Vua Lê Thế Tông mở khoa thi hội ở Cẩm Vân Đình (thành phố Nam Định ngày nay). Cụ Lê Bật Tứ tham gia kỳ thi và đậu thứ 2 trong số 5 tiến sỹ vào thi Đình. Sau gần 30 năm lưu lạc, cụ đậu Hoàng Giáp và về làng vinh quy bái tổ. Năm 1600, cụ được thăng Hộ khoa cấp sự trung. Năm 1603 cụ Tứ được cử đi làm giám khảo, Trường thi ở Thiên Trường, sau đó lại đi Cao Bằng dẹp loạn; Năm 1604 cụ được phong Đô Ngự Sử; Năm 1606 làm chánh sứ sang nhà Minh. Sau 2 năm đi sứ trở về, do hoàn thành tốt trọng trách nhiệm vụ cụ được phong Tả Thị Lang Bộ Hộ, tước Cấm Phong Tử. Năm 1610 do tình hình cụ thể của đất nước lúc đó cụ dâng khải điều trần lên chúa Trịnh đại ý nói: Xin Định ngôi thái tử để cố kết lòng dân. Xin xử lý với các cường phiên chuyên quyền một trấn để thống nhất chế độ. Năm Mậu Tuất 1618 cụ Lê Bật Tứ cùng với cụ Ngô Trí Hòa dâng khải điều trần 6 việc: Xin sửa đức chính để cầu mệnh trời ; Xin đè nén kẻ quyền hào để nuôi sức dân; Xin cấm phu dịch phiền hà để đời sống của dân được đầy đủ; Xin bớt xa xỉ để của dân được thừa thải; Xin dẹp trộm cướp để dân được ở yên; Xin sửa sang quân chính để bảo vệ tính mạng cho dân. Từ năm 1620 Hoàng Giáp Lê Bật Tứ được mời vào phủ Chúa làm tham tụng giúp Triết Vương Trịnh Tùng điều khiển đất nước, sau lại giúp Trịnh Tráng củng cố xây dựng Vương triều. Năm 1623 cụ được phong Thiếu Bảo.

        Năm 1627 sau khi tuần thú ở phương Nam về, khi qua quê hương tạm đóng quân lại nghỉ ngơi. Nhân đó để giúp làng tránh lũ lụt hàng năm, do nước ứ đọng ở sông Lãng (sông Nhơm) chảy không kịp, cụ đã triển khai cho đào sông nhân tạo nối sông Lãng chảy sang sông Hón gọi là mau Đan lồ, chảy suôi theo sông Nổ Hẻn rồi chảy vào sông Hoàng Giang ra biển; Ngoài ra cụ xây cho làng một khu văn hóa ở Cồn Chợ, có lớp học để con em có chỗ học hành, kết thúc hàng nghìn năm không có trường sở ở làng xã, trẻ lớn lên học tại quê mà không phải đi học tại nơi khác nữa.

           Ngày 15 tháng 10 âm lịch năm 1627, cụ đột ngột qua đời khi đang tại nhiệm. Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc, triều đình nghỉ triều phục 3 ngày, cử triều thần nhạc quan thay mặt nhà Vua đến đọc điếu văn trong Lễ truy điệu, ra chỉ dụ xây đền thờ và dựng bia đá ghi công đặt ở đền thờ, thờ cúng chu đáo và tặng phong cho cụ Thái Bảo Diễn quận công, ban tên Thụy là Hòa Nghĩa. Năm 1998 Đền Thờ Lê Bật Tứ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia
z4921697030038_76721fafa3ad6c1f5339569b42c72d57.jpg

z4921693580054_e1aa2304ec4e30ec1d531a53d32f60f3.jpg
Dòng họ Lê Bật tổ chức tế lễ.
       Sau lời phát biểu khai mạc buổi lễ của ban tổ chức,
đại diện Lãnh đạo huyện,lãnh đạo tị trấn và Hội đồng gia tộc họ lê Bật và các dòng họ dâng hương, trong sự tri ân thành kính hòa quyện giữa hương đất, hương trời với con người nơi di tích của danh nhân. Tộc họ Lê Bật đã tổ chức lễ tế và tuyên đọc trúc văn 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ .

Tại buổi lễ ông Lê Bật Trác Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Lê Bật đã giới thiệu ôn lại truyền thống vẻ vang, thân thế sự nghiệp của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ và báo cáo kết quả hoạt động của dòng họ năm vừa qua, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn minh.

       Cũng tại buổi lễ các ông Lê Đình Đấu – nguyên Phó tổng Thanh tra nhà nước, hậu duệ của Lam Sơn khai quốc công thần – Xa kỵ Đại tướng quân Lê Lôi , ông Lê Bật Hòe là anh em cùng thủy tổ của họ Lê Bật đã phát biểu làm rõ thêm cội nguồn họ tộc với mong muốn kết nối thắm tình, tôn trọng và trách nhiệm giữa các tộc họ trên quê hương.  

       Kết thúc buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo huyện Triệu Sơn, lãnh đạo thị trấn Nưa, các đại biểu cùng con cháu họ tộc Lê Bật dâng hương tại đền thờ danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ với sự tự hào, thành kính, tri ân các bậc hiền nhân của quê hương đất nước./.

 

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

Lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ (1562 – 1627) năm 2023.

Đăng lúc: 28/11/2023 05:44:19 (GMT+7)

Sáng ngày 27/11/2023, tại di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ danh nhân Hoàng giáp Lê Bật Tứ, UBND. Hội đồng gia tộc họ tộc Lê Bật tổ chức lễ kỷ niệm 461 năm sinh và tưởng niệm 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ.

z4921695772646_c1bede1d29b9aea32b90e0493657ec60.jpg
z4921690566098_eabd60a18f4b9929ab0b7f3917ac8e4d.jpg
z4921694284017_24de7b2fd58c3230d8c0dbd0e9a99501.jpg
z4921694877286_e82416dba1127f95a82d39ce28ec05aa.jpg
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm dâng hương tại di tích đền thờ Hoàng Giáp Lê Bật Tứ
        Dự lễ kỷ niệm dâng hương có đồng chí Hà Quang Hân, HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn; Đồng chí Hoàng Văn Chung, Phó Bí thư Đảng ủy. Chủ tịch UBND thị trấn Nưa ; đồng chí Lê Viết Binh, Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch UB MTTQ thị trấn Nưa; các đồng chí lãnh đạo đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ngành thị trấn Nưa,

 Đại diện cơ quan Văn hóa huyện Triệu Sơn có đồng chí Trần Xuân Anh, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và Du lịch huyện cùng cán bộ chuyên viên Trung tâm văn hóa huyện Triệu Sơn; các đồng chí Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố 4, đại diện dòng họ Lê Bật ở xã Hoàng phong, huyện Hoàng Hóa, dòng họ Lam sơn khai quốc công thần (Lê Lôi) trên địa bàn thị trấn Nưa cùng Hội đồng gia tộc, con cháu họ tộc Lê Bật.

Dưới bóng Nưa là vùng đất được mạnh danh là “đất học và đất phát quan” hay là chốn  “địa linh nhân kiệt”, nơi có mạch nguồn đất thiêng của núi Nưa sông Lãng, được khai sinh từ thuở các vua Hùng dựng nước,với cái thế “Tựa núi nhìn sông” Đã tạo cho nơi đây những đặc trưng riêng có về địa hình, đất đai , khí hậu sông ngoài và đặc biệt đã sản sinh ra bao lớp người con ưu tú qua các thế hệ đương đại, Đồng thời để lại một quần thể di tích làm dầy thêm nét đẹp về truyền thống văn hóa của địa phương, trong đó di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền thờ danh nhân Hoàng giáp Lê Bật tứ (1562 – 1627), là sự minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước, nét văn hiến của quê hương Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa trong diễn trình lịch sử của dân tộc.

       Qua tài liệu sử sách và gia phả của dòng họ được biết: Hoàng Giáp Lê Bật Tứ sinh năm 1562 tại thôn Đoài xóm Bính, Cổ Định, Tân Ninh nay là thị trấn Nưa, tên hiệu của ông là Vương Toàn; Thụy là Hòa Nghĩa. Năm lên 8 tuổi cụ Lê Bật Tứ đã rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đến tuổi trưởng thành cụ Lê Bật Tứ tham gia cả hai lần thi hương năm 1584 ở Sơn Tây và 1592 ở Lỗ Hiền, Thanh Hóa đều đậu nhất nhì cả hai kỳ thi này. Đến năm Mậu Tuất 1598, Vua Lê Thế Tông mở khoa thi hội ở Cẩm Vân Đình (thành phố Nam Định ngày nay). Cụ Lê Bật Tứ tham gia kỳ thi và đậu thứ 2 trong số 5 tiến sỹ vào thi Đình. Sau gần 30 năm lưu lạc, cụ đậu Hoàng Giáp và về làng vinh quy bái tổ. Năm 1600, cụ được thăng Hộ khoa cấp sự trung. Năm 1603 cụ Tứ được cử đi làm giám khảo, Trường thi ở Thiên Trường, sau đó lại đi Cao Bằng dẹp loạn; Năm 1604 cụ được phong Đô Ngự Sử; Năm 1606 làm chánh sứ sang nhà Minh. Sau 2 năm đi sứ trở về, do hoàn thành tốt trọng trách nhiệm vụ cụ được phong Tả Thị Lang Bộ Hộ, tước Cấm Phong Tử. Năm 1610 do tình hình cụ thể của đất nước lúc đó cụ dâng khải điều trần lên chúa Trịnh đại ý nói: Xin Định ngôi thái tử để cố kết lòng dân. Xin xử lý với các cường phiên chuyên quyền một trấn để thống nhất chế độ. Năm Mậu Tuất 1618 cụ Lê Bật Tứ cùng với cụ Ngô Trí Hòa dâng khải điều trần 6 việc: Xin sửa đức chính để cầu mệnh trời ; Xin đè nén kẻ quyền hào để nuôi sức dân; Xin cấm phu dịch phiền hà để đời sống của dân được đầy đủ; Xin bớt xa xỉ để của dân được thừa thải; Xin dẹp trộm cướp để dân được ở yên; Xin sửa sang quân chính để bảo vệ tính mạng cho dân. Từ năm 1620 Hoàng Giáp Lê Bật Tứ được mời vào phủ Chúa làm tham tụng giúp Triết Vương Trịnh Tùng điều khiển đất nước, sau lại giúp Trịnh Tráng củng cố xây dựng Vương triều. Năm 1623 cụ được phong Thiếu Bảo.

        Năm 1627 sau khi tuần thú ở phương Nam về, khi qua quê hương tạm đóng quân lại nghỉ ngơi. Nhân đó để giúp làng tránh lũ lụt hàng năm, do nước ứ đọng ở sông Lãng (sông Nhơm) chảy không kịp, cụ đã triển khai cho đào sông nhân tạo nối sông Lãng chảy sang sông Hón gọi là mau Đan lồ, chảy suôi theo sông Nổ Hẻn rồi chảy vào sông Hoàng Giang ra biển; Ngoài ra cụ xây cho làng một khu văn hóa ở Cồn Chợ, có lớp học để con em có chỗ học hành, kết thúc hàng nghìn năm không có trường sở ở làng xã, trẻ lớn lên học tại quê mà không phải đi học tại nơi khác nữa.

           Ngày 15 tháng 10 âm lịch năm 1627, cụ đột ngột qua đời khi đang tại nhiệm. Vua Lê Thần Tông vô cùng thương tiếc, triều đình nghỉ triều phục 3 ngày, cử triều thần nhạc quan thay mặt nhà Vua đến đọc điếu văn trong Lễ truy điệu, ra chỉ dụ xây đền thờ và dựng bia đá ghi công đặt ở đền thờ, thờ cúng chu đáo và tặng phong cho cụ Thái Bảo Diễn quận công, ban tên Thụy là Hòa Nghĩa. Năm 1998 Đền Thờ Lê Bật Tứ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia
z4921697030038_76721fafa3ad6c1f5339569b42c72d57.jpg

z4921693580054_e1aa2304ec4e30ec1d531a53d32f60f3.jpg
Dòng họ Lê Bật tổ chức tế lễ.
       Sau lời phát biểu khai mạc buổi lễ của ban tổ chức,
đại diện Lãnh đạo huyện,lãnh đạo tị trấn và Hội đồng gia tộc họ lê Bật và các dòng họ dâng hương, trong sự tri ân thành kính hòa quyện giữa hương đất, hương trời với con người nơi di tích của danh nhân. Tộc họ Lê Bật đã tổ chức lễ tế và tuyên đọc trúc văn 396 năm ngày mất của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ .

Tại buổi lễ ông Lê Bật Trác Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Lê Bật đã giới thiệu ôn lại truyền thống vẻ vang, thân thế sự nghiệp của danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ và báo cáo kết quả hoạt động của dòng họ năm vừa qua, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn minh.

       Cũng tại buổi lễ các ông Lê Đình Đấu – nguyên Phó tổng Thanh tra nhà nước, hậu duệ của Lam Sơn khai quốc công thần – Xa kỵ Đại tướng quân Lê Lôi , ông Lê Bật Hòe là anh em cùng thủy tổ của họ Lê Bật đã phát biểu làm rõ thêm cội nguồn họ tộc với mong muốn kết nối thắm tình, tôn trọng và trách nhiệm giữa các tộc họ trên quê hương.  

       Kết thúc buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo huyện Triệu Sơn, lãnh đạo thị trấn Nưa, các đại biểu cùng con cháu họ tộc Lê Bật dâng hương tại đền thờ danh nhân Hoàng Giáp Lê Bật Tứ với sự tự hào, thành kính, tri ân các bậc hiền nhân của quê hương đất nước./.

 

CCVH – XH

Lê Văn Sơn