Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Lễ Hội Đền Nưa – Am Tiên

Ngày 22/02/2024 22:48:48

Đến với Lễ hội đền Nưa là hành trình đến với chốn tâm linh vốn được mệnh danh là “ chốn bồng lai tiên cảnh” là nơi du khách mong được đứng trên đỉnh núi Nưa để thưởng ngoạn “cảnh Tiên” nơi trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của vùng đất lịch sử huyền thoại Kẻ Nưa, đây cũng là điều mà nhiều người mong đợi

 DSC_0067.jpgDSC_0006.jpg
Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa, làng quê được khai sinh từ thuở các vua Hùng dựng nước, nơi có mạch nguồn của núi Nưa sông Lãng, điểm hội tụ giao hòa của đất trời với khí thiêng của huyệt đạo Am Tiên – Ngàn Nưa của chốn “ Bồng lai tiên cảnh”. Trong suốt diễn trình lịch sử của dân tộc, cùng với sự thăng trầm, thịnh suy của mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, nơi đây luôn có những đóng góp tích cực trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tự hào là làng quê có truyền thống văn hiến, suốt thời phong kiến làng Cổ Định có tới 24 vị Tiến sỹ được sử sách nêu gương người đời truyền tụng, mở đầu là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh năm 248 CN; Các danh nhân dòng họ Doãn đi sứ phương Bắc như: Doãn Anh Khải, Doãn Tử Tư (Đi sứ nhà Tống), Doãn Băng Hài ( Đi sứ nhà Nguyên), các vị khoa bảng tài ba, văn quan võ tướng hiền tài như: Luật Quốc công Lê Thân, Lê Duy (Thời Trần); Lam Sơn khai quốc công thần Lê Lôi, Lê Nỗ ( Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1428),
  Hoàng Giáp Lê Bật Tứ ( 1562 – 1627) đi sứ nhà Minh, Tào Sơn Hầu - Lê Trọng Đạt (Hậu Lê), Lê Ngọc Toản, Lê Trọng Nhị (Triều Nguyễn)... Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng đổi mới hôm nay, Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa luôn có nhiều đóng góp to lớn về sức người sức của, góp phần cùng nhân dân cả nước tạo nên bản thiên anh hùng ca chói sáng của dân tộc Việt Nam, con số 282 liệt sỹ; 167 Thương binh, Bệnh binh; 25 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng;1200 người được tặng thưởng huân huy chương các loại đã phần nào nói lên sự đóng góp to lớn đó. Với thành tích nổi bật qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, đánh đuổi Đế quốc Mỹ,  Đảng bộ và nhân dân Tân Ninh vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

         Dưới bóng Ngàn Nưa trầm tích còn chứa đựng bao dấu ấn lịch sử được lưu giữ, nơi đây tạo hóa đã ban tặng cho con người cảnh quan tuyệt mĩ, với một vẻ đẹp thuần khiết trong sự nồng ấm của tâm hồn về đời sống tinh thần của con người xứ Thanh, các di tích và danh thắng nơi đây không chỉ là điểm đến, nơi tìm về của du khách thập phương mà còn là nơi những bước chân người hành hương về chốn văn hóa tâm linh tìm đến sự tĩnh lặng nơi âm dương giao hòa trời đất, tất cả được gắn kết hài hòa đầy thi vị không tách rời nhau. Có thể nói con người Cổ Định – Tân Ninh vốn có truyền thống yêu nước, siêng năng cần cù, trí tuệ và hiếu học, đã tạo nên nét đặc sắc riêng, nhìn tổng thể ta có thể nhận thấy từ phân bố dân cư đến kiến trúc xây dựng, từ ngôn ngữ trong ứng xử giao tiếp của con người tới cảnh vật nơi vùng  đất này, đã thật sự tạo nên một sắc thái riêng trong cái chất của con người xứ Thanh.

Đến với Lễ hội đền Nưa là hành trình đến với chốn tâm linh vốn được mệnh danh là “ chốn bồng lai tiên cảnh” là nơi du khách mong được đứng trên đỉnh núi Nưa để thưởng ngoạn “cảnh Tiên” nơi trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của vùng đất lịch sử huyền thoại Kẻ Nưa, đây cũng là điều mà nhiều người mong đợi.
IMG_20190224_093222.jpg
Đất thiêng sinh bậc hiền tài “Địa linh, nhân kiệt”cùng với vốn di sản văn hóa là nét đẹp nhân văn của con người Cổ Định – Ngàn Nưa đã để lại một di sản vật chất và tinh thần quý giá “Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên”. Tùy từng giai đoạn lịch sử, Lễ hội có thời gian là Lễ hội Làng Cổ Định; Lễ hội văn hóa làng Cổ Định  hay lễ Hội Đền Nưa – Am Tiên, tất thảy đều là Lễ hội đầu xuân của làng quê Cổ Định – Tân Ninh – Thị trấn Nưa và là Lê Hội Đền Nưa Am Tiên của Triệu Sơn, xứ Thanh. Là địa danh có huyệt đạo linh thiêng nức tiếng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.  Đây vừa là nơi thờ Bà Triệu (nữ anh hùng dân tộc chống giặc Ngô phương Bắc hồi thế kỷ thứ 3) và các bậc hiền nhân của quê hương, lại vừa là một trong ba huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam.

      Kẻ Nưa – Thị trấn Nưa từ xưa đến nay được mệnh danh là vùng đất có truyền thống yêu nước với 09 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nơi đây đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch ngành công nghiệp không ống khói.
 ff.JPG      
     Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia địa điểm cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bao gồm “Núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên”. Đỉnh Núi Nưa, nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng, ngoài ra còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Những nơi này sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Nơi đây còn có ngôi chùa cổ “Bích vân cung tự” tục gọi là chùa “Am Tiên”, có đền mẫu thờ Chúa Thượng Ngàn và Đền Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần, Hồ. Ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên, Mẫu Thiên với đầy quyền năng giáng ứng.

Năm 248, tại Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Thị Trinh đã chiêu mộ binh sĩ, phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Ngô, lập nên những chiến công lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh chống lại ách đô hộ của giặc Ngô phương Bắc.
z5183038782814_22493a2df3cbcbfbb2603f647b4d8a5c.jpg
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh qua đời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ thờ bà và mỗi năm cứ vào dịp đầu xuân dân trong vùng lại mở hội để ghi nhớ công ơn của Bà Triệu , đây là dịp để nhân dân trong vùng được ôn lại  truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông qua các thế hệ trao truyền, mong tìm lại bến đỗ bình yên và Quốc thái, dân an - Mưa thuận, gió hòa để dân giàu, nước mạnh.

     Đây cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển, quảng bá nét đẹp về đất và người xứ Thanh đến với nhân dân trong vùng nói riêng và nhân dân trên cả nước nói chung.
      Lễ hội đền Nưa được diễn ra từ ngày 01 tháng Giêng đầu xuân đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Chính hội được tính từ thời khắc tối đêm 08 bước sang ngày 09 tháng giêng tại điểm thiêng cổng trời, huyệt đạo, cấp chính quyền địa phương cùng đại diện các tổ chức, nhân dân, dâng hương khai hội, cúng tế thần linh nơi trời đất giao hòa, khí thiêng hội tụ của huyệt đạo Ngàn Nưa. Lễ hội được thực hiện nghi thức rước “nước thánh” từ giếng Tiên về Đền Nưa, Nghè Giáp và điểm tế trời đất (sân vận động của thị trấn), tạ thần linh bản địa vào chiều ngày 19 tháng giêng và  Lễ hội được khép lại sau màn rước kiệu từ Đền Nưa của các nữ “thanh tân” rước kiệu từ Nghè Giáp của các nam nhân “thanh tân” cùng các dân binh, thiếu nữ, các phật tử, bản hội và nhân dân về Trung tâm sân vận động cáo tế Lộ trung thiên cầu cho mưa thuận , gió hòa; mùa màng bội thu; dân giàu nước mạnh.
DSC_0688.JPG
 Một số hoạt động lễ hội Đền Nưa - Am Tiên   
     Được biết Lễ hội truyền thống trước đây, mỗi năm sẽ có một làng tiêu biểu được chọn để dâng lễ vật chính, cùng với đủ loại thanh bông, hoa quả và bánh dày, riêng với đồ tế lế của đền thần (Nghè Giáp) vật cúng tế thường kỵ màu đỏ. Tương truyền đức Thánh Lưỡng thời Tùy – Đường (618), quan ngài bị thương chạy qua nơi này có rới giọt máu tươi, khi khô đọng lại giữ nguyên sắc đỏ, vì vậy nên khi cúng lễ, đồ thờ thường kỵ màu đỏ mà sử dụng màu đen. Kiệu rước từ đền Nghè Giáp được gọi là kiệu Ông; kiệu rước từ đền Bà Triệu gọi là kiệu Mẫu. Kiệu Ông, kiệu Mẫu hay còn gọi là kiệu bà đều được rước về trung tâm sân vận động của làng để làm lễ tế thiên địa, thần linh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…

Cùng với phần lễ với những nghi thức trang trọng, thành kính của người đi lễ gửi gắm đức tin nơi chốn linh thiêng, phần hội cũng vô cùng sinh động như: Chơi cờ người, đua thuyền, bắt chạch trong chum, hát ví, bài điếm, chọi gà, kéo co. Ngày nay, tham gia lễ hội Đền Nưa – Am Tiên còn có thêm các hoạt động văn nghệ, thể thao, bóng đá, bóng chuyền,cầu lông, bóng bàn, cờ tướng…
       Những năm gần đây Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên không chỉ là điểm đến như một cõi đi về của người dân xứ Thanh mà còn là nơi có sức hấp dẫn thu hút sự quan tâm của du khách thập phương.
       Lễ hội Đền Nưa – Am tiên là hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, các danh thần đã hiển thánh linh thiêng  của quê hương đất nước và là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng mong ước phồn thực, đủ đầy, ấm no; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau trên quê hương./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

Lễ Hội Đền Nưa – Am Tiên

Đăng lúc: 22/02/2024 22:48:48 (GMT+7)

Đến với Lễ hội đền Nưa là hành trình đến với chốn tâm linh vốn được mệnh danh là “ chốn bồng lai tiên cảnh” là nơi du khách mong được đứng trên đỉnh núi Nưa để thưởng ngoạn “cảnh Tiên” nơi trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của vùng đất lịch sử huyền thoại Kẻ Nưa, đây cũng là điều mà nhiều người mong đợi

 DSC_0067.jpgDSC_0006.jpg
Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa, làng quê được khai sinh từ thuở các vua Hùng dựng nước, nơi có mạch nguồn của núi Nưa sông Lãng, điểm hội tụ giao hòa của đất trời với khí thiêng của huyệt đạo Am Tiên – Ngàn Nưa của chốn “ Bồng lai tiên cảnh”. Trong suốt diễn trình lịch sử của dân tộc, cùng với sự thăng trầm, thịnh suy của mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, nơi đây luôn có những đóng góp tích cực trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tự hào là làng quê có truyền thống văn hiến, suốt thời phong kiến làng Cổ Định có tới 24 vị Tiến sỹ được sử sách nêu gương người đời truyền tụng, mở đầu là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh năm 248 CN; Các danh nhân dòng họ Doãn đi sứ phương Bắc như: Doãn Anh Khải, Doãn Tử Tư (Đi sứ nhà Tống), Doãn Băng Hài ( Đi sứ nhà Nguyên), các vị khoa bảng tài ba, văn quan võ tướng hiền tài như: Luật Quốc công Lê Thân, Lê Duy (Thời Trần); Lam Sơn khai quốc công thần Lê Lôi, Lê Nỗ ( Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1428),
  Hoàng Giáp Lê Bật Tứ ( 1562 – 1627) đi sứ nhà Minh, Tào Sơn Hầu - Lê Trọng Đạt (Hậu Lê), Lê Ngọc Toản, Lê Trọng Nhị (Triều Nguyễn)... Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng đổi mới hôm nay, Cổ Định – Tân Ninh – thị trấn Nưa luôn có nhiều đóng góp to lớn về sức người sức của, góp phần cùng nhân dân cả nước tạo nên bản thiên anh hùng ca chói sáng của dân tộc Việt Nam, con số 282 liệt sỹ; 167 Thương binh, Bệnh binh; 25 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng;1200 người được tặng thưởng huân huy chương các loại đã phần nào nói lên sự đóng góp to lớn đó. Với thành tích nổi bật qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, đánh đuổi Đế quốc Mỹ,  Đảng bộ và nhân dân Tân Ninh vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000.

         Dưới bóng Ngàn Nưa trầm tích còn chứa đựng bao dấu ấn lịch sử được lưu giữ, nơi đây tạo hóa đã ban tặng cho con người cảnh quan tuyệt mĩ, với một vẻ đẹp thuần khiết trong sự nồng ấm của tâm hồn về đời sống tinh thần của con người xứ Thanh, các di tích và danh thắng nơi đây không chỉ là điểm đến, nơi tìm về của du khách thập phương mà còn là nơi những bước chân người hành hương về chốn văn hóa tâm linh tìm đến sự tĩnh lặng nơi âm dương giao hòa trời đất, tất cả được gắn kết hài hòa đầy thi vị không tách rời nhau. Có thể nói con người Cổ Định – Tân Ninh vốn có truyền thống yêu nước, siêng năng cần cù, trí tuệ và hiếu học, đã tạo nên nét đặc sắc riêng, nhìn tổng thể ta có thể nhận thấy từ phân bố dân cư đến kiến trúc xây dựng, từ ngôn ngữ trong ứng xử giao tiếp của con người tới cảnh vật nơi vùng  đất này, đã thật sự tạo nên một sắc thái riêng trong cái chất của con người xứ Thanh.

Đến với Lễ hội đền Nưa là hành trình đến với chốn tâm linh vốn được mệnh danh là “ chốn bồng lai tiên cảnh” là nơi du khách mong được đứng trên đỉnh núi Nưa để thưởng ngoạn “cảnh Tiên” nơi trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của vùng đất lịch sử huyền thoại Kẻ Nưa, đây cũng là điều mà nhiều người mong đợi.
IMG_20190224_093222.jpg
Đất thiêng sinh bậc hiền tài “Địa linh, nhân kiệt”cùng với vốn di sản văn hóa là nét đẹp nhân văn của con người Cổ Định – Ngàn Nưa đã để lại một di sản vật chất và tinh thần quý giá “Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên”. Tùy từng giai đoạn lịch sử, Lễ hội có thời gian là Lễ hội Làng Cổ Định; Lễ hội văn hóa làng Cổ Định  hay lễ Hội Đền Nưa – Am Tiên, tất thảy đều là Lễ hội đầu xuân của làng quê Cổ Định – Tân Ninh – Thị trấn Nưa và là Lê Hội Đền Nưa Am Tiên của Triệu Sơn, xứ Thanh. Là địa danh có huyệt đạo linh thiêng nức tiếng thu hút nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.  Đây vừa là nơi thờ Bà Triệu (nữ anh hùng dân tộc chống giặc Ngô phương Bắc hồi thế kỷ thứ 3) và các bậc hiền nhân của quê hương, lại vừa là một trong ba huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam.

      Kẻ Nưa – Thị trấn Nưa từ xưa đến nay được mệnh danh là vùng đất có truyền thống yêu nước với 09 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nơi đây đã được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch ngành công nghiệp không ống khói.
 ff.JPG      
     Quần thể Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia địa điểm cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bao gồm “Núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên”. Đỉnh Núi Nưa, nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng, ngoài ra còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Những nơi này sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Nơi đây còn có ngôi chùa cổ “Bích vân cung tự” tục gọi là chùa “Am Tiên”, có đền mẫu thờ Chúa Thượng Ngàn và Đền Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần, Hồ. Ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên, Mẫu Thiên với đầy quyền năng giáng ứng.

Năm 248, tại Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Thị Trinh đã chiêu mộ binh sĩ, phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Ngô, lập nên những chiến công lớn lao trong sự nghiệp đấu tranh chống lại ách đô hộ của giặc Ngô phương Bắc.
z5183038782814_22493a2df3cbcbfbb2603f647b4d8a5c.jpg
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh qua đời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ thờ bà và mỗi năm cứ vào dịp đầu xuân dân trong vùng lại mở hội để ghi nhớ công ơn của Bà Triệu , đây là dịp để nhân dân trong vùng được ôn lại  truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông qua các thế hệ trao truyền, mong tìm lại bến đỗ bình yên và Quốc thái, dân an - Mưa thuận, gió hòa để dân giàu, nước mạnh.

     Đây cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển, quảng bá nét đẹp về đất và người xứ Thanh đến với nhân dân trong vùng nói riêng và nhân dân trên cả nước nói chung.
      Lễ hội đền Nưa được diễn ra từ ngày 01 tháng Giêng đầu xuân đến 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Chính hội được tính từ thời khắc tối đêm 08 bước sang ngày 09 tháng giêng tại điểm thiêng cổng trời, huyệt đạo, cấp chính quyền địa phương cùng đại diện các tổ chức, nhân dân, dâng hương khai hội, cúng tế thần linh nơi trời đất giao hòa, khí thiêng hội tụ của huyệt đạo Ngàn Nưa. Lễ hội được thực hiện nghi thức rước “nước thánh” từ giếng Tiên về Đền Nưa, Nghè Giáp và điểm tế trời đất (sân vận động của thị trấn), tạ thần linh bản địa vào chiều ngày 19 tháng giêng và  Lễ hội được khép lại sau màn rước kiệu từ Đền Nưa của các nữ “thanh tân” rước kiệu từ Nghè Giáp của các nam nhân “thanh tân” cùng các dân binh, thiếu nữ, các phật tử, bản hội và nhân dân về Trung tâm sân vận động cáo tế Lộ trung thiên cầu cho mưa thuận , gió hòa; mùa màng bội thu; dân giàu nước mạnh.
DSC_0688.JPG
 Một số hoạt động lễ hội Đền Nưa - Am Tiên   
     Được biết Lễ hội truyền thống trước đây, mỗi năm sẽ có một làng tiêu biểu được chọn để dâng lễ vật chính, cùng với đủ loại thanh bông, hoa quả và bánh dày, riêng với đồ tế lế của đền thần (Nghè Giáp) vật cúng tế thường kỵ màu đỏ. Tương truyền đức Thánh Lưỡng thời Tùy – Đường (618), quan ngài bị thương chạy qua nơi này có rới giọt máu tươi, khi khô đọng lại giữ nguyên sắc đỏ, vì vậy nên khi cúng lễ, đồ thờ thường kỵ màu đỏ mà sử dụng màu đen. Kiệu rước từ đền Nghè Giáp được gọi là kiệu Ông; kiệu rước từ đền Bà Triệu gọi là kiệu Mẫu. Kiệu Ông, kiệu Mẫu hay còn gọi là kiệu bà đều được rước về trung tâm sân vận động của làng để làm lễ tế thiên địa, thần linh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt…

Cùng với phần lễ với những nghi thức trang trọng, thành kính của người đi lễ gửi gắm đức tin nơi chốn linh thiêng, phần hội cũng vô cùng sinh động như: Chơi cờ người, đua thuyền, bắt chạch trong chum, hát ví, bài điếm, chọi gà, kéo co. Ngày nay, tham gia lễ hội Đền Nưa – Am Tiên còn có thêm các hoạt động văn nghệ, thể thao, bóng đá, bóng chuyền,cầu lông, bóng bàn, cờ tướng…
       Những năm gần đây Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên không chỉ là điểm đến như một cõi đi về của người dân xứ Thanh mà còn là nơi có sức hấp dẫn thu hút sự quan tâm của du khách thập phương.
       Lễ hội Đền Nưa – Am tiên là hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, các danh thần đã hiển thánh linh thiêng  của quê hương đất nước và là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng mong ước phồn thực, đủ đầy, ấm no; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau trên quê hương./.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn