Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Đôi nét về Bà Triệu và địa điểm khởi nghĩa trên Ngàn Nưa.

Ngày 14/09/2018 15:51:34

Gần 18 thế kỷ trôi qua nhưng nhân dân cả nước và xứ thanh vẫn rất tự hào khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu xưa kia được sử sách chép lại: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh , đạp bằng sóng giữ, chém cá kình ngoài biển đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng quỳ gối làm tỳ thiếp cho người”.. Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược.

          Bà Triệu thuở nhỏ có tên là Triệu Ẩu – Em gái Triệu Quốc Đạt một hào trưởng lớn ở miền quan Yên thuộc quận Cửu Chân. Sách “ Đại nam nhất thống chí ”viết; “Triệu Ẩu : Theo Giao chỉ chí , trong núi quận Cửu Chân, có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng( Bấy giờ nước ta thuộc nhà Ngô)Họp tập đồ đảng, cướp phá quận huyện thường mặc áo gai màu vàng và đi guốc cưỡi đầu voi để đánh nhau với địch, năm Hán Diên Hy thứ 11, Ngô Quyền sai thứ sử là Lục Dận đem quân đánh dẹp, Triệu Ẩu chết ; sau làm thần”; Quảng Đông Tân ngữ nói; “ Triệu Ẩu là anh hùng trong phụ nữ”. Lại có thuyết nói “Triệu ẩu người huyện quân Yên,Quận Cửu Chân, họp đồ đảng trong núi Bồ Điền. Nay xét huyện Quân yên xưa, tức huyện Yên Định bây giờ và Bồ Điền tức Phú Điền bây giờ( Nguyên thuộc huyện Hậu Lộc nay thuộc huyện Mỹ hóa)”22 tr.285

Về quê hương bà Triệu sách Thanh hóa kỷ thắng của Vương duy Trinh( Đầu thế kỷ 20)cũng chép Bà Triệu quê ở làng Sơn Trung ở chân núi Nưa, nhiều sách ở thời kỳ này cũng chép theo như thế.

          Cho đến nay căn cứ vào sự ghi chép sử cũ của Trung Quốc như: Ngô chí; Nam Việt chí, Quảng Châu ký (thế kỷ IV, V)và Thái Bình hoàn vũ( Thế kỷ thứ X) đều có chép Bà Triệu quê ở quận Quân ninh( Tức Quân Yên cũ)đồng thời qua đối chiếu với các bộ sửViệt Nam thời phong kiến như:Đại việt sử ký toàn thư; Đại Nam nhất thống chí, các nhà sử học trong nước và Thanh hóa đương đại đều đang cho rằng Bà Triệu quê ở Quân Yên( hay Quân An)Tức vùng đất của huyện Yên Định hiện nay.

Sách lịch sử Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1991 viết: “Bà Triệu hay nàng Trinh( Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương) của truyền thuyết dân gian, người ở miền núi Quân yên, Quận Cửu Chân. Quân Yên, trái núi ấy vẫn giữ tên gọi ấy cho đến tận ngày nay, đứng sừng sững bên bờ sông Mã gần ngã Ba Bông thuộc địa phận của xã Định Công của tỉnh Thanh Hóa. Dưới chân núi đó khảo cổ học đã tìm thấy trên cánh đồng Nếp Bắc một làng cổ Đông Sơn muộn, một khu mộ tang cổ Đông Hán- Lục Triều Cồn Bạng, cồn chùa với rất nhièu trống đồng cổ loại I muộn. Khu lăng, khu mộ ấy chính là đất quê hương Bà Triệu”.14 tr.233. Từ công bố trên cho đến nay mọi công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thanh Hóa đều khẳng định quê Bà Triệu ở huyện Quân yên tức vùng đất của huyện Yên Định ngày nay.

Sách lịch sử Thanh Hóa tập 2 viết: “Sau một thời gian chuẩn bị , Bà Triệu đã cùng nghĩa quân vượt sông Chu đến vùng núi Nưa cách quê hương mình hơn 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị tràn xuống đồng bằng…Ở vào vị trí có tính chất chiến lược như vậy, vùng núi Nưa đã được Bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa”.5, tr.53-54.

Như vậy, vào đầu năm 248 , từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân của Bà Triệu tiến xuống đánh thành Tư Phố (Ở vùng Làng Giàng thuộc xã Thiệu Dương huyện Thiệu Hoá ngày nay) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở cửu chân, sau đó từ Cửu Chân cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức; Nhật Nam. Sử Nhà Ngô phải thừa nhận cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu đã làm “Toàn Châu giao chấn động”.

Hoảng hốt trước sức mạnh và thanh thế của nghĩa quânBà TriểuTiều đình nhà Ngô phải cử Lục Dận  đem một binh lực lớn với nhiều lâu thuyền kéo sang nước ta với nhiều lâu thuyền yểm trợ nhằm đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bị đàn áp, Bà Triệu đã anh dũng quẫn tiết ở núi Tùng nay thuộc xã Phú Điền huyện Hậu Lộc Thanh Hoá.

Sau khi Bà Triệu mất,nhân dân nhiểu nơi ở Thanh Hoá đã lập đền thờ Bà. Qua tìm hiểu ở Thanh Hoá có 5 nơi có đền thờ thờ Bà gồm một đền ở huyện Nông Cống , hai đền ở huyện Triệu Sơn( một ở xã Triệu thành và một đền ở xã Tân Ninh), một đền ở Yên Định và một đền ở huyện Hậu Lộc.Tất cả các đền này đều thờ Lệ Hải Bà Vương, nhưng thông thường đền ở địa phương nào thì lấy tên địa phương đó để gọi tên như đền Am tiên xã Tân Ninh hay là đền Bà Triệu (Đức Vua Bà).

Đôi câu đối ở đền thờ Bà Triệu( Làng Phú Điền xã Triệu Lộc Huyện Hậu Lộc) vẫn còn nhắc đến căn cứ núi Nưa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như:

 Nhất thống Sùng từ, Na Lĩnh căn cơ,kim tượng Lĩnh

Thiên thu thắng tích, Phú Điền phong cảnh, tích Bồ Điền

Dịch nghĩa:

Một góc đền cao, Na Lĩnh nền xưa, nay Tượng Lĩnh

Nghìn thu tích cũ, Phú Điền cảnh đó trước Bồ Điền

Gần 18 thế kỷ trôi qua nhưng nhân dân cả nước và xứ thanh vẫn rất tự hào khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu xưa kia được sử sách chép lại: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh , đạp bằng sóng giữ, chém cá kình ngoài biển đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng quỳ gối làm tỳ thiếp cho người”.. Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược.

Ở vùng Kẻ Nưa - Cổ Định nhân dân vẫn còn lưu truyền bài ca dao cổ:

                                             Ru con con ngủ cho lành

                Để mẹ múc nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh còng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân

Theo lời sấm truyền từ xưa  núi Nưa được miêu tả:

       Na sơn thất phiến

       Long nhất biến

       Hổ nhất biến

       Nhất hô vạn biến

Ý nói: Núi Nưa được xếp liền kề nhau bởi 7 phiến núi tạo nên thế một con rồng, đầu vươn cao như đầu mảnh hổ, đứng nơi đây hô to (La to) mọi nơi đều nghe  có lẽ vì vậy mà khi tiếng cồng hiệu lệnh của Bà Triệu ngân lên xung quanh núi Nưa, mọi nơi đều nghe. theo người dân nơi đây khi Triệu Quốc Đạt tụ tập nghĩa binh chống giặc, Ông đã dùng loa để đưa tin và ra lệnh cho ba quân vẫn còn nhiều hạn chế nên đến khi Bà Triệu thay anh trai đề cờ xung trận, Bà đã dùng hiệu lệnh bằng tiếng cồng , độ ngân  của tiếng cồng lớn hơn, dài hơn và to hơn vì vậy mà dân gian vẫn ca ngợi “ Lệnh Ông không bằng cồng Bà” Sử sách, dân gian đều ca ngợi sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ mãi sống trong niềm tự hào của dân tộc nói chung và của nhân dân Thanh Hoá nói riêng.

Hiện nay, xung quanh vùng núi Nưa vẫn còn nhiêu địa điểm địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Chùa Bích Vân cung tự tục gọi chùa Am Tiên Bà Triệu cho xây dựng để thờ phật , ý nói cuộc khởi nghĩ của Bà chính nghĩa nên có trời phật giúp đỡ và để thắp hương vọng cho mẹ già đã qua đời.

- Đông chợ Bụa:Nơi Bà Triệu cho mở chợ để binh lính và dân trong vùng mua bán trao đổi hàng hoá.

- Đông cắm cờ: Nơi cắm cờ lệnh của nghĩa quân trên núi Nưa.

- Trang Thu: Tương truyền là nơi tiếp nhận nghĩa quân từ các nơi khác kéo về

- Trang Đồng Bể: Là ấp trại riêng của Bà Triệuvì vậy mà quân Ngô gọi Bà là “ Lệ Hải Bà Vương” ( Có nghĩa là bà Vương xứ Đồng Bể).

- Làng Các ( gồm các xôi, các sắn) Là khu vực bếp núc hậu cần của nghĩa quân.

- Làng Vẹo: (Véo) Tương truyền là nơi chia khẩu phần ăn cho nghĩa quân.

- Làng chén: Tương truyền là nơi chia khẩu phần ăn cho nghĩa quân.

- Ruộng Bà Chúa: Là nơi Bà Triệu cho vỡ đất hoang để làm ruộng

- Eo Sở: tương truyền là nơi khai thác cây sở để ép lấy dầu thắp cho quân gia.

- Xã Chàn Mướp: Nơi trồng mướp  làm rau cho nghĩa quân.

- Cánh Đồng Kỵ:  Nơi nuôi Ngựa chiến của nghĩa quân

- Bùng Cổ Ngựa: Nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước.

- Bùng Voi Đằm: Nơi tắm cho voi của bà Triệu.

- Cò Đống Thóc: Nơi để kho lúa của nghĩa quân.

- Cò Đống Cấu: Nơi để kho gạo của nghĩa quân.

- Luỹ chắn: Luỹ tre gai chắn ngay phía trước khu căn cớ của nghĩa quân

- Xóm Ải: nơi cửa ải vào khu căn cứ của nghĩa quân.

- Cửa khâu: Cửa lên núi.

- Khe Ông Vạn; Là trạm tiền tiêu do tướng quân Trương Công Vạn( Người quê ở huyện Hậu lộc) chốt giữ.

- Bái Áng: Nơi thao diễn luyện tập của nghĩa quân.

- Bằng Yên ngựa: Nơi Bà Triệu thường dừng ngựa để quan sát xung quanh

- Am Tiên ( Trên đỉnh Ngàn Nưa): Nơi Bà Triệu đề cờ và lập đại bản doanh

- Ao Hóp ( Trên đỉnh núi Nưa): Nơi Bà Triệu cho đào và đắp giữ nước phục vụ nghĩa quân.

-Bờ Đồn: Nơi tiền đồn của nghĩa quân.

- Khe Đá Bàn: Nơi Bà Triệu và tướng lĩnh họp bàn lập kế đánh giặc Ngô.

-U Chiêng : Nơi thu quân.

- Giếng Cô Tiên: Nơi Bà Triệu thường Rửa mặt trước khi xuất trận

- Vực bưu : nơi dụ quân giặc

- Mau Rủn (Đông Sơn) nơi nghĩa quân thắng lớn, nhiều giặc Ngô bị giết

- Cầu Thiều : Nơi ăn mừng chiến thắng.

- Quán Giắt: Nơi đón nhận trang khách.

- Eo Én : Nơi Bà Triệu Bắn rơi con chim én.

Ngoài những địa điểm, địa danh  gắn với các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa bà Triệu ở vùng Kẻ Nưa nhân dân còn truyền nhau câu nói:

“ Ngô thời phá tán

Tam yên dư nhân

Cơ hồ tận hẫy

Tồn thập tam nhân.”

Có nghĩa là : Thời giặc Ngô dân Kẻ Nứa có trên ba ngàn người nhưng sau cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, bị truy đuổi chỉ còn lại mười ba người.

Từ những địa danh truyền thuyết nêu trên, ít nhiều đã phản ánh được dấu ấn của lịch sử đã từng diễn ra trên vùng Kẻ Nưa - Cổ Định và núi Nưa căn cứ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô năm 248 sẽ còn in đậm mãi trong tâm thức  của tất cả những lớp người hậu thế với một sự tự hào trân trọng và biết ơn. Vì vậy mà Am Tiên Trên đỉnh Ngàn Nưa  và toàn bộ vùng núi Nưa trên đất Triệu Sơn từ lâu đã trở thành vùng đất thiêng để du khách gần xa thăm viếng, tưởng nhớ đến người nữ anh hùng dân tộc hồi thế kỷ thứ ba.

 IMG_20170204_103338.jpgIMG_20170224_134937.jpgIMG_20170326_151926.jpgIMG_20170923_145956.jpg                                                                                                   

                                                                               CCVH – XH

                                                                                Lê Văn Sơn

Đôi nét về Bà Triệu và địa điểm khởi nghĩa trên Ngàn Nưa.

Đăng lúc: 14/09/2018 15:51:34 (GMT+7)

Gần 18 thế kỷ trôi qua nhưng nhân dân cả nước và xứ thanh vẫn rất tự hào khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu xưa kia được sử sách chép lại: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh , đạp bằng sóng giữ, chém cá kình ngoài biển đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng quỳ gối làm tỳ thiếp cho người”.. Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược.

          Bà Triệu thuở nhỏ có tên là Triệu Ẩu – Em gái Triệu Quốc Đạt một hào trưởng lớn ở miền quan Yên thuộc quận Cửu Chân. Sách “ Đại nam nhất thống chí ”viết; “Triệu Ẩu : Theo Giao chỉ chí , trong núi quận Cửu Chân, có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng( Bấy giờ nước ta thuộc nhà Ngô)Họp tập đồ đảng, cướp phá quận huyện thường mặc áo gai màu vàng và đi guốc cưỡi đầu voi để đánh nhau với địch, năm Hán Diên Hy thứ 11, Ngô Quyền sai thứ sử là Lục Dận đem quân đánh dẹp, Triệu Ẩu chết ; sau làm thần”; Quảng Đông Tân ngữ nói; “ Triệu Ẩu là anh hùng trong phụ nữ”. Lại có thuyết nói “Triệu ẩu người huyện quân Yên,Quận Cửu Chân, họp đồ đảng trong núi Bồ Điền. Nay xét huyện Quân yên xưa, tức huyện Yên Định bây giờ và Bồ Điền tức Phú Điền bây giờ( Nguyên thuộc huyện Hậu Lộc nay thuộc huyện Mỹ hóa)”22 tr.285

Về quê hương bà Triệu sách Thanh hóa kỷ thắng của Vương duy Trinh( Đầu thế kỷ 20)cũng chép Bà Triệu quê ở làng Sơn Trung ở chân núi Nưa, nhiều sách ở thời kỳ này cũng chép theo như thế.

          Cho đến nay căn cứ vào sự ghi chép sử cũ của Trung Quốc như: Ngô chí; Nam Việt chí, Quảng Châu ký (thế kỷ IV, V)và Thái Bình hoàn vũ( Thế kỷ thứ X) đều có chép Bà Triệu quê ở quận Quân ninh( Tức Quân Yên cũ)đồng thời qua đối chiếu với các bộ sửViệt Nam thời phong kiến như:Đại việt sử ký toàn thư; Đại Nam nhất thống chí, các nhà sử học trong nước và Thanh hóa đương đại đều đang cho rằng Bà Triệu quê ở Quân Yên( hay Quân An)Tức vùng đất của huyện Yên Định hiện nay.

Sách lịch sử Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1991 viết: “Bà Triệu hay nàng Trinh( Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương) của truyền thuyết dân gian, người ở miền núi Quân yên, Quận Cửu Chân. Quân Yên, trái núi ấy vẫn giữ tên gọi ấy cho đến tận ngày nay, đứng sừng sững bên bờ sông Mã gần ngã Ba Bông thuộc địa phận của xã Định Công của tỉnh Thanh Hóa. Dưới chân núi đó khảo cổ học đã tìm thấy trên cánh đồng Nếp Bắc một làng cổ Đông Sơn muộn, một khu mộ tang cổ Đông Hán- Lục Triều Cồn Bạng, cồn chùa với rất nhièu trống đồng cổ loại I muộn. Khu lăng, khu mộ ấy chính là đất quê hương Bà Triệu”.14 tr.233. Từ công bố trên cho đến nay mọi công trình nghiên cứu ở Việt Nam và Thanh Hóa đều khẳng định quê Bà Triệu ở huyện Quân yên tức vùng đất của huyện Yên Định ngày nay.

Sách lịch sử Thanh Hóa tập 2 viết: “Sau một thời gian chuẩn bị , Bà Triệu đã cùng nghĩa quân vượt sông Chu đến vùng núi Nưa cách quê hương mình hơn 30 km để lập căn cứ, chuẩn bị tràn xuống đồng bằng…Ở vào vị trí có tính chất chiến lược như vậy, vùng núi Nưa đã được Bà Triệu chọn làm căn cứ, bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa”.5, tr.53-54.

Như vậy, vào đầu năm 248 , từ căn cứ Ngàn Nưa nghĩa quân của Bà Triệu tiến xuống đánh thành Tư Phố (Ở vùng Làng Giàng thuộc xã Thiệu Dương huyện Thiệu Hoá ngày nay) và nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng đầu não của chính quyền đô hộ ở cửu chân, sau đó từ Cửu Chân cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ và vào tận Cửu Đức; Nhật Nam. Sử Nhà Ngô phải thừa nhận cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu đã làm “Toàn Châu giao chấn động”.

Hoảng hốt trước sức mạnh và thanh thế của nghĩa quânBà TriểuTiều đình nhà Ngô phải cử Lục Dận  đem một binh lực lớn với nhiều lâu thuyền kéo sang nước ta với nhiều lâu thuyền yểm trợ nhằm đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Cuối cùng với tương quan lực lượng chênh lệch, cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bị đàn áp, Bà Triệu đã anh dũng quẫn tiết ở núi Tùng nay thuộc xã Phú Điền huyện Hậu Lộc Thanh Hoá.

Sau khi Bà Triệu mất,nhân dân nhiểu nơi ở Thanh Hoá đã lập đền thờ Bà. Qua tìm hiểu ở Thanh Hoá có 5 nơi có đền thờ thờ Bà gồm một đền ở huyện Nông Cống , hai đền ở huyện Triệu Sơn( một ở xã Triệu thành và một đền ở xã Tân Ninh), một đền ở Yên Định và một đền ở huyện Hậu Lộc.Tất cả các đền này đều thờ Lệ Hải Bà Vương, nhưng thông thường đền ở địa phương nào thì lấy tên địa phương đó để gọi tên như đền Am tiên xã Tân Ninh hay là đền Bà Triệu (Đức Vua Bà).

Đôi câu đối ở đền thờ Bà Triệu( Làng Phú Điền xã Triệu Lộc Huyện Hậu Lộc) vẫn còn nhắc đến căn cứ núi Nưa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như:

 Nhất thống Sùng từ, Na Lĩnh căn cơ,kim tượng Lĩnh

Thiên thu thắng tích, Phú Điền phong cảnh, tích Bồ Điền

Dịch nghĩa:

Một góc đền cao, Na Lĩnh nền xưa, nay Tượng Lĩnh

Nghìn thu tích cũ, Phú Điền cảnh đó trước Bồ Điền

Gần 18 thế kỷ trôi qua nhưng nhân dân cả nước và xứ thanh vẫn rất tự hào khắc sâu trong tâm trí câu nói nổi tiếng của Bà Triệu xưa kia được sử sách chép lại: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh , đạp bằng sóng giữ, chém cá kình ngoài biển đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng quỳ gối làm tỳ thiếp cho người”.. Đó chính là khí phách quật cường của dân tộc, quyết vùng lên đánh đuổi bọn xâm lược.

Ở vùng Kẻ Nưa - Cổ Định nhân dân vẫn còn lưu truyền bài ca dao cổ:

                                             Ru con con ngủ cho lành

                Để mẹ múc nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh còng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân

Theo lời sấm truyền từ xưa  núi Nưa được miêu tả:

       Na sơn thất phiến

       Long nhất biến

       Hổ nhất biến

       Nhất hô vạn biến

Ý nói: Núi Nưa được xếp liền kề nhau bởi 7 phiến núi tạo nên thế một con rồng, đầu vươn cao như đầu mảnh hổ, đứng nơi đây hô to (La to) mọi nơi đều nghe  có lẽ vì vậy mà khi tiếng cồng hiệu lệnh của Bà Triệu ngân lên xung quanh núi Nưa, mọi nơi đều nghe. theo người dân nơi đây khi Triệu Quốc Đạt tụ tập nghĩa binh chống giặc, Ông đã dùng loa để đưa tin và ra lệnh cho ba quân vẫn còn nhiều hạn chế nên đến khi Bà Triệu thay anh trai đề cờ xung trận, Bà đã dùng hiệu lệnh bằng tiếng cồng , độ ngân  của tiếng cồng lớn hơn, dài hơn và to hơn vì vậy mà dân gian vẫn ca ngợi “ Lệnh Ông không bằng cồng Bà” Sử sách, dân gian đều ca ngợi sự nghiệp anh hùng bất tử của Bà Triệu sẽ mãi sống trong niềm tự hào của dân tộc nói chung và của nhân dân Thanh Hoá nói riêng.

Hiện nay, xung quanh vùng núi Nưa vẫn còn nhiêu địa điểm địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Chùa Bích Vân cung tự tục gọi chùa Am Tiên Bà Triệu cho xây dựng để thờ phật , ý nói cuộc khởi nghĩ của Bà chính nghĩa nên có trời phật giúp đỡ và để thắp hương vọng cho mẹ già đã qua đời.

- Đông chợ Bụa:Nơi Bà Triệu cho mở chợ để binh lính và dân trong vùng mua bán trao đổi hàng hoá.

- Đông cắm cờ: Nơi cắm cờ lệnh của nghĩa quân trên núi Nưa.

- Trang Thu: Tương truyền là nơi tiếp nhận nghĩa quân từ các nơi khác kéo về

- Trang Đồng Bể: Là ấp trại riêng của Bà Triệuvì vậy mà quân Ngô gọi Bà là “ Lệ Hải Bà Vương” ( Có nghĩa là bà Vương xứ Đồng Bể).

- Làng Các ( gồm các xôi, các sắn) Là khu vực bếp núc hậu cần của nghĩa quân.

- Làng Vẹo: (Véo) Tương truyền là nơi chia khẩu phần ăn cho nghĩa quân.

- Làng chén: Tương truyền là nơi chia khẩu phần ăn cho nghĩa quân.

- Ruộng Bà Chúa: Là nơi Bà Triệu cho vỡ đất hoang để làm ruộng

- Eo Sở: tương truyền là nơi khai thác cây sở để ép lấy dầu thắp cho quân gia.

- Xã Chàn Mướp: Nơi trồng mướp  làm rau cho nghĩa quân.

- Cánh Đồng Kỵ:  Nơi nuôi Ngựa chiến của nghĩa quân

- Bùng Cổ Ngựa: Nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước.

- Bùng Voi Đằm: Nơi tắm cho voi của bà Triệu.

- Cò Đống Thóc: Nơi để kho lúa của nghĩa quân.

- Cò Đống Cấu: Nơi để kho gạo của nghĩa quân.

- Luỹ chắn: Luỹ tre gai chắn ngay phía trước khu căn cớ của nghĩa quân

- Xóm Ải: nơi cửa ải vào khu căn cứ của nghĩa quân.

- Cửa khâu: Cửa lên núi.

- Khe Ông Vạn; Là trạm tiền tiêu do tướng quân Trương Công Vạn( Người quê ở huyện Hậu lộc) chốt giữ.

- Bái Áng: Nơi thao diễn luyện tập của nghĩa quân.

- Bằng Yên ngựa: Nơi Bà Triệu thường dừng ngựa để quan sát xung quanh

- Am Tiên ( Trên đỉnh Ngàn Nưa): Nơi Bà Triệu đề cờ và lập đại bản doanh

- Ao Hóp ( Trên đỉnh núi Nưa): Nơi Bà Triệu cho đào và đắp giữ nước phục vụ nghĩa quân.

-Bờ Đồn: Nơi tiền đồn của nghĩa quân.

- Khe Đá Bàn: Nơi Bà Triệu và tướng lĩnh họp bàn lập kế đánh giặc Ngô.

-U Chiêng : Nơi thu quân.

- Giếng Cô Tiên: Nơi Bà Triệu thường Rửa mặt trước khi xuất trận

- Vực bưu : nơi dụ quân giặc

- Mau Rủn (Đông Sơn) nơi nghĩa quân thắng lớn, nhiều giặc Ngô bị giết

- Cầu Thiều : Nơi ăn mừng chiến thắng.

- Quán Giắt: Nơi đón nhận trang khách.

- Eo Én : Nơi Bà Triệu Bắn rơi con chim én.

Ngoài những địa điểm, địa danh  gắn với các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa bà Triệu ở vùng Kẻ Nưa nhân dân còn truyền nhau câu nói:

“ Ngô thời phá tán

Tam yên dư nhân

Cơ hồ tận hẫy

Tồn thập tam nhân.”

Có nghĩa là : Thời giặc Ngô dân Kẻ Nứa có trên ba ngàn người nhưng sau cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, bị truy đuổi chỉ còn lại mười ba người.

Từ những địa danh truyền thuyết nêu trên, ít nhiều đã phản ánh được dấu ấn của lịch sử đã từng diễn ra trên vùng Kẻ Nưa - Cổ Định và núi Nưa căn cứ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống giặc Ngô năm 248 sẽ còn in đậm mãi trong tâm thức  của tất cả những lớp người hậu thế với một sự tự hào trân trọng và biết ơn. Vì vậy mà Am Tiên Trên đỉnh Ngàn Nưa  và toàn bộ vùng núi Nưa trên đất Triệu Sơn từ lâu đã trở thành vùng đất thiêng để du khách gần xa thăm viếng, tưởng nhớ đến người nữ anh hùng dân tộc hồi thế kỷ thứ ba.

 IMG_20170204_103338.jpgIMG_20170224_134937.jpgIMG_20170326_151926.jpgIMG_20170923_145956.jpg                                                                                                   

                                                                               CCVH – XH

                                                                                Lê Văn Sơn