Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

DI TÍCH LSVH ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN (NGHÈ GIÁP)

Ngày 19/05/2023 16:44:27

Đền được dựng cột bằng gỗ lim to cả người ôm không xuể, xung quanh ván dựng được sơn đen (gắn với giai thoại thờ giọt máu của thánh lưỡng khi chạy qua nơi này và tích Trần Khát Chân) hiện tại di tích còn một số đồ thờ, kiệu bát cống, cùng một nghi môn Cổ Kính, rêu phong.

 IMG_0212 copy.jpg
       Nhắc đến Nghè Giáp người dân Cổ Định ai ai cũng đều nói cho nhau câu thơ còn lưu truyền từ xa xưa của lịch sử quê nhà, đó là:

“Đường lâu bài văn vật

Tùy điện khởi tôn ty”

Dịch nghĩa: “Từ thời nhà Đường, Nghè Giáp là lầu để (cất giữ) những bằng sắc

Bắt đầu từ thời nhà Tùy đã có điện thờ này”.

Căn cứ vào nội dung bia “Trường Xuân hoàng đế” mà năm 1965 nhà Sử học Đào Duy Anh đã tìm thấy khi về Thanh Hóa sưu tầm thì Nghè Giáp là một trong số các đền thờ đức thánh lưỡng thường được gọi ông là Tham xung Tá thánh có tên là Lê Hựu. Ông là con trai thứ 3 của thái thú Lê Cốc (Lê Ngọc).

Vì vậy Nghè Giáp buổi đầu là Thờ tham Xung Tá Thánh Lê Hựu, và thờ cả gia đình ông hy sinh vì có công chống lại Nhà Đường, khi nhà Đường giành được ngôi của nhà Tùy nên có câu  “Thánh Ngũ vị”.

    Thời Vãn Trần, nhân dân Cổ Định cảm kích công lao và tấm lòng trung hiếu của Trần Khát Chân danh tướng thời Trần, ông là người Lũng Hà hay Hà Lãng huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc – Thanh Hóa). Ba đời làm thượng tướng quân (ông nội, bố và Trần Khát Chân), ông thuộc dòng dõi Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, thuộc dòng dõi thập đạo tướng quân Lê Hoàn người sáng lập nhà Tiền Lê ở thế kỷ thứ 10, như vậy Trần Khát chân gốc họ Lê ở Châu Ái, văn bia ở xã Tương Mai năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) cho biết ông sinh ngày Tân Sửu, tháng Chạp năm Thiên Khánh thứ nhất (1370) Thời Trần Nghệ Tôn, ông có công lớn năm (1390) tiêu diệt chiến thuyền của quân chiêm thành ở Triều Giang,( Hải Hưng), giết được Chế Bồng Nga, cứu thăng long khỏi bị tai họa tàn phá vì sự xâm lược của giặc nước chiêm thành, vì có công lớn ông được phong làm Long Tiệp Bỗng Thần và được ban thái ấp ở vùng Kẻ Mơ.  Khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần 1399 (tháng 4 năm Kỷ Mão), ông bị giết cùng với hơn 370 người tham gia hội thề ở núi Đốn Sơn (xã Cao Mật, huyện Vĩnh Ninh - nay là Vĩnh Lộc), công lao, đức độ của ông được nhiều nơi dựng đền thờ phụng (Thanh Hóa có tới 29 làng cùng lập đền thờ, thờ cúng ông), là Thượng tướng quân của hai vệ Kim Ngô, Long tướng, chết vì lòng trung nghĩa cho nên người ta khen thần và tôn Trần Khát Chân là bậc “Thánh” tất cả các đồ thờ đều dùng sơn đen, không dùng đồ thờ màu sơn son và đỏ, còn có ý để kiêng kỵ màu sắc máu khi thần bị hành hình. Sách Thanh Hóa Chư thần lục ghi: “Kim Ngô, Long Hổ, Lưỡng vệ quốc Thượng tướng quân tên thần”.

 Nghè Giáp (Cổ Định) được các cụ tiên, chỉ chọn làm nơi phối thờ ông.

Thần Nghè Giáp nổi tiếng là linh thiêng nên thời Lê Trung Hưng đã xảy ra vụ việc làng phải chịu đền “vạ voi” cho chúa và phải quay hướng cổng nghè. Chuyện được kể trong mục “Sự tích Mau Đan Lồ”.

    Đền thờ Trần Khát Chân (Nghè Giáp) Trước đây  cổng quay hướng đông, hiện nay cổng được quay theo hướng tây, Phía trước là cánh đồng lúa , phía sau là dòng Lưỡng Giang (sông Lê) và khu dân cư Làng Giáp, Quy mô đền trước đây bao gồm: Nghinh môn Bái đường, Tả vu, Hữu vu và khu đền thờ chính, xung quanh có tường xây bao. Đền chính còn giữ được một nhà Tiền đường 5 gian (dài 13,30m- rộng 6,95m); một trung đường  hay còn gọi là nhà cầu (dài 2,7m – rộng 5,3m) và một Hậu cung (Chính tẩm) 3 gian, (dài 9,30m – rộng 7,10m) ba kiến trúc này được bố trí theo hình chữ công.

    Đền được dựng cột bằng gỗ lim to cả người ôm không xuể, xung quanh ván dựng được sơn đen (gắn với giai thoại thờ giọt máu của thánh lưỡng khi chạy qua nơi này và tích Trần Khát Chân) hiện tại di tích còn một số đồ thờ, kiệu bát cống, cùng một nghi môn Cổ Kính, rêu phong.

    Theo truyền ngôn của người địa phương và căn cứ vào kiến trúc, nghệ thuật của công trình được đánh giá là tôn tạo, xây dựng khoảng thế kỷ thứ 17; lần tu sửa cuối vào năm Tự Đức ngũ niên ( năm thứ 5  đời Tự Đức 1952, cùng gia đoạn làm di tích đền Nưa) về cấu trúc công trình, các vì kèo bao gồm: cột cái, cột quân, bộ khung giá chiêng theo lối kẻ chuyền, các vì kèo lien kết với nhau bằng đường xà thượng – xà hạ; vanh cột cái 1,37m; vanh cột quân 1,30m, chung quanh liệt ván, hai dãy Tả vu và hữu vu trước đây, mỗi dãy 7 gian đã bị tháo bỏ , tận dụng gỗ làm bàn ghế học sinh. Hiện nay địa phương đã tôn tạo lại hai dãy nhà ngói cấp 4 vào năm  2023.

    Khu Nghi môn được kiến trúc chồng dim ba tầng, nghinh môn này được sửa chữa vào năm Bảo Đại nhị niên ( năm thứ hai đời vua Bảo Đại – 1927, do ông cả Bờn (thợ nề) và ông cố Lai (thợ mộc) là những nghệ nhân của kinh thành huế tu sửa, bởi vậy một số chi tiết mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của kinh đô huế.

    Năm 1993 di tích đền Trần Khát Chân (Nghè Giáp)  được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Quyết định số 59/VHQĐ ngày 12 tháng 01 năm 1993 của Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

 

DI TÍCH LSVH ĐỀN THỜ TRẦN KHÁT CHÂN (NGHÈ GIÁP)

Đăng lúc: 19/05/2023 16:44:27 (GMT+7)

Đền được dựng cột bằng gỗ lim to cả người ôm không xuể, xung quanh ván dựng được sơn đen (gắn với giai thoại thờ giọt máu của thánh lưỡng khi chạy qua nơi này và tích Trần Khát Chân) hiện tại di tích còn một số đồ thờ, kiệu bát cống, cùng một nghi môn Cổ Kính, rêu phong.

 IMG_0212 copy.jpg
       Nhắc đến Nghè Giáp người dân Cổ Định ai ai cũng đều nói cho nhau câu thơ còn lưu truyền từ xa xưa của lịch sử quê nhà, đó là:

“Đường lâu bài văn vật

Tùy điện khởi tôn ty”

Dịch nghĩa: “Từ thời nhà Đường, Nghè Giáp là lầu để (cất giữ) những bằng sắc

Bắt đầu từ thời nhà Tùy đã có điện thờ này”.

Căn cứ vào nội dung bia “Trường Xuân hoàng đế” mà năm 1965 nhà Sử học Đào Duy Anh đã tìm thấy khi về Thanh Hóa sưu tầm thì Nghè Giáp là một trong số các đền thờ đức thánh lưỡng thường được gọi ông là Tham xung Tá thánh có tên là Lê Hựu. Ông là con trai thứ 3 của thái thú Lê Cốc (Lê Ngọc).

Vì vậy Nghè Giáp buổi đầu là Thờ tham Xung Tá Thánh Lê Hựu, và thờ cả gia đình ông hy sinh vì có công chống lại Nhà Đường, khi nhà Đường giành được ngôi của nhà Tùy nên có câu  “Thánh Ngũ vị”.

    Thời Vãn Trần, nhân dân Cổ Định cảm kích công lao và tấm lòng trung hiếu của Trần Khát Chân danh tướng thời Trần, ông là người Lũng Hà hay Hà Lãng huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc – Thanh Hóa). Ba đời làm thượng tướng quân (ông nội, bố và Trần Khát Chân), ông thuộc dòng dõi Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, thuộc dòng dõi thập đạo tướng quân Lê Hoàn người sáng lập nhà Tiền Lê ở thế kỷ thứ 10, như vậy Trần Khát chân gốc họ Lê ở Châu Ái, văn bia ở xã Tương Mai năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) cho biết ông sinh ngày Tân Sửu, tháng Chạp năm Thiên Khánh thứ nhất (1370) Thời Trần Nghệ Tôn, ông có công lớn năm (1390) tiêu diệt chiến thuyền của quân chiêm thành ở Triều Giang,( Hải Hưng), giết được Chế Bồng Nga, cứu thăng long khỏi bị tai họa tàn phá vì sự xâm lược của giặc nước chiêm thành, vì có công lớn ông được phong làm Long Tiệp Bỗng Thần và được ban thái ấp ở vùng Kẻ Mơ.  Khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần 1399 (tháng 4 năm Kỷ Mão), ông bị giết cùng với hơn 370 người tham gia hội thề ở núi Đốn Sơn (xã Cao Mật, huyện Vĩnh Ninh - nay là Vĩnh Lộc), công lao, đức độ của ông được nhiều nơi dựng đền thờ phụng (Thanh Hóa có tới 29 làng cùng lập đền thờ, thờ cúng ông), là Thượng tướng quân của hai vệ Kim Ngô, Long tướng, chết vì lòng trung nghĩa cho nên người ta khen thần và tôn Trần Khát Chân là bậc “Thánh” tất cả các đồ thờ đều dùng sơn đen, không dùng đồ thờ màu sơn son và đỏ, còn có ý để kiêng kỵ màu sắc máu khi thần bị hành hình. Sách Thanh Hóa Chư thần lục ghi: “Kim Ngô, Long Hổ, Lưỡng vệ quốc Thượng tướng quân tên thần”.

 Nghè Giáp (Cổ Định) được các cụ tiên, chỉ chọn làm nơi phối thờ ông.

Thần Nghè Giáp nổi tiếng là linh thiêng nên thời Lê Trung Hưng đã xảy ra vụ việc làng phải chịu đền “vạ voi” cho chúa và phải quay hướng cổng nghè. Chuyện được kể trong mục “Sự tích Mau Đan Lồ”.

    Đền thờ Trần Khát Chân (Nghè Giáp) Trước đây  cổng quay hướng đông, hiện nay cổng được quay theo hướng tây, Phía trước là cánh đồng lúa , phía sau là dòng Lưỡng Giang (sông Lê) và khu dân cư Làng Giáp, Quy mô đền trước đây bao gồm: Nghinh môn Bái đường, Tả vu, Hữu vu và khu đền thờ chính, xung quanh có tường xây bao. Đền chính còn giữ được một nhà Tiền đường 5 gian (dài 13,30m- rộng 6,95m); một trung đường  hay còn gọi là nhà cầu (dài 2,7m – rộng 5,3m) và một Hậu cung (Chính tẩm) 3 gian, (dài 9,30m – rộng 7,10m) ba kiến trúc này được bố trí theo hình chữ công.

    Đền được dựng cột bằng gỗ lim to cả người ôm không xuể, xung quanh ván dựng được sơn đen (gắn với giai thoại thờ giọt máu của thánh lưỡng khi chạy qua nơi này và tích Trần Khát Chân) hiện tại di tích còn một số đồ thờ, kiệu bát cống, cùng một nghi môn Cổ Kính, rêu phong.

    Theo truyền ngôn của người địa phương và căn cứ vào kiến trúc, nghệ thuật của công trình được đánh giá là tôn tạo, xây dựng khoảng thế kỷ thứ 17; lần tu sửa cuối vào năm Tự Đức ngũ niên ( năm thứ 5  đời Tự Đức 1952, cùng gia đoạn làm di tích đền Nưa) về cấu trúc công trình, các vì kèo bao gồm: cột cái, cột quân, bộ khung giá chiêng theo lối kẻ chuyền, các vì kèo lien kết với nhau bằng đường xà thượng – xà hạ; vanh cột cái 1,37m; vanh cột quân 1,30m, chung quanh liệt ván, hai dãy Tả vu và hữu vu trước đây, mỗi dãy 7 gian đã bị tháo bỏ , tận dụng gỗ làm bàn ghế học sinh. Hiện nay địa phương đã tôn tạo lại hai dãy nhà ngói cấp 4 vào năm  2023.

    Khu Nghi môn được kiến trúc chồng dim ba tầng, nghinh môn này được sửa chữa vào năm Bảo Đại nhị niên ( năm thứ hai đời vua Bảo Đại – 1927, do ông cả Bờn (thợ nề) và ông cố Lai (thợ mộc) là những nghệ nhân của kinh thành huế tu sửa, bởi vậy một số chi tiết mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của kinh đô huế.

    Năm 1993 di tích đền Trần Khát Chân (Nghè Giáp)  được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Quyết định số 59/VHQĐ ngày 12 tháng 01 năm 1993 của Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn