Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198031

Di tích Lịch sử văn hóa - Đền Tào Sơn Hầu

Ngày 19/05/2023 16:45:16

Làng Giáp (xã Cổ Định xưa ) Là nơi sinh thành và hun đúc nên tài năng của người anh hùng ấy và chính ông Tào Sơn Hầu - Lê Mạnh đã làm rạng rỡ thêm trang sử vẻ vang của làng quê Cổ Định ngàn năm văn hiến.

z4379865837654_04aab979a091b03d7c533937befa962e.jpg 
Tào Sơn Hầu người làng Giáp, xã Cổ Định, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống. Ông họ lê, húy là Mạnh,tự là Trọng Dũng, dáng người to cao đởm lược, làm quan dưới triều lê sơ, khi nhà Mạc cướp ngôi nhà lê, ông lánh về quê ở ẩn, thời gian này ông đi rừng bắt được một con hổ con lạc mẹ, ông đem về nhà nuôi thuần dưỡng như nuôi chó trong nhà, ông và hổ quấn quýt với nhau nửa bước cũng không rời. Khi kinh đô về Vạn Lại Yên Trường ông quay lại phò vua Lê và đem theo chú hổ đã trưởng thành, ông là võ quan nhà Lê, là bạn thân thiết của Chiêu Huân công Nguyễn Kim (Người ở huyện Tống Sơn – Tức Hà Trung ngày nay), khi nhà Mạc cướp ngôi vua Lê. Nguyễn Kim rước Lê Trang Tông về làm Vua . Lê Mạnh lúc bấy giờ theo phò vua lê được giữ chức Tả điện tiền, hữu điện tiền đô chỉ huy sứ với hơn 1.000 cấm vệ quân bảo vệ cung vua, vốn tư chất thông minh lại khỏe mạnh ông lập được nhiều công lớn được vua Lê ban tước. Trịnh Kiểm vốn đố kỵ với Nguyễn Kim, nên dụ Lê Mạnh đi theo, Lê Mạnh không thuận vì vậy chúa Trịnh sai người dùng thuốc hạ độc ông.

Khi ông mất, nhà vua thương tiếc phong tặng là Tào Sơn Hầu làm phúc thần của 10 thôn, thuộc xã Cổ Định hồi bấy giờ, được biết miếu thờ ông rất thiêng thời gian đầu  người dân còn thấy đêm đêm có con hổ về chầu. Quy mô của đền thờ ông trước đây không lớn lắm, bao gồm nhà tiền đường 3 gian và 2 gian chánh tẩm bố cục theo kiểu chữ “ Đinh” Đền dựng theo hướng nam, phía trước là sông Nhơm, Phía sau đền là khu dân cư hiện nay. Đối với quan Tào Sơn không chỉ có làng Giáp phụng thờ mà tất cả làng ở Cổ Định đều thờ ông và ông được coi là vị thần hoàng của làng . Tại đền Tào Sơn vẫn còn đôi câu đối.

 “Tướng tiết anh linh thiên cổ miếu

Tào Sơn chính khí thập thôn thần”

    Đến nay đền thờ của các làng đều bị phá duy nhất chỉ còn lại ngôi đền thờ Tào Sơn ở làng Giáp nay thuộc tổ dân phố 2 thị trấn Nưa. Đền Tào Sơn là một di tích thờ danh tướng được ban tặng tước hầu (Một tước đứng hàng thứ hai trong ngũ tước) có công lao đối với nước với dân

Làng Giáp (xã Cổ Định xưa ) Là nơi sinh thành và hun đúc nên tài năng của người anh hùng ấy và chính ông Tào Sơn Hầu -  Lê Mạnh đã làm rạng rỡ thêm

trang sử vẻ vang của làng quê Cổ Định ngàn năm văn hiến.

          Đền Tào Sơn hầu được sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa nằm trong cụm di tích thắng cảnh Cổ Định quyết định số 59/ QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 1993 của Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa.

                                                                        

                                                                                                 CCVH – XH:  

                                                                                                  Lê Văn Sơn

Di tích Lịch sử văn hóa - Đền Tào Sơn Hầu

Đăng lúc: 19/05/2023 16:45:16 (GMT+7)

Làng Giáp (xã Cổ Định xưa ) Là nơi sinh thành và hun đúc nên tài năng của người anh hùng ấy và chính ông Tào Sơn Hầu - Lê Mạnh đã làm rạng rỡ thêm trang sử vẻ vang của làng quê Cổ Định ngàn năm văn hiến.

z4379865837654_04aab979a091b03d7c533937befa962e.jpg 
Tào Sơn Hầu người làng Giáp, xã Cổ Định, tổng Cổ Định, huyện Nông Cống. Ông họ lê, húy là Mạnh,tự là Trọng Dũng, dáng người to cao đởm lược, làm quan dưới triều lê sơ, khi nhà Mạc cướp ngôi nhà lê, ông lánh về quê ở ẩn, thời gian này ông đi rừng bắt được một con hổ con lạc mẹ, ông đem về nhà nuôi thuần dưỡng như nuôi chó trong nhà, ông và hổ quấn quýt với nhau nửa bước cũng không rời. Khi kinh đô về Vạn Lại Yên Trường ông quay lại phò vua Lê và đem theo chú hổ đã trưởng thành, ông là võ quan nhà Lê, là bạn thân thiết của Chiêu Huân công Nguyễn Kim (Người ở huyện Tống Sơn – Tức Hà Trung ngày nay), khi nhà Mạc cướp ngôi vua Lê. Nguyễn Kim rước Lê Trang Tông về làm Vua . Lê Mạnh lúc bấy giờ theo phò vua lê được giữ chức Tả điện tiền, hữu điện tiền đô chỉ huy sứ với hơn 1.000 cấm vệ quân bảo vệ cung vua, vốn tư chất thông minh lại khỏe mạnh ông lập được nhiều công lớn được vua Lê ban tước. Trịnh Kiểm vốn đố kỵ với Nguyễn Kim, nên dụ Lê Mạnh đi theo, Lê Mạnh không thuận vì vậy chúa Trịnh sai người dùng thuốc hạ độc ông.

Khi ông mất, nhà vua thương tiếc phong tặng là Tào Sơn Hầu làm phúc thần của 10 thôn, thuộc xã Cổ Định hồi bấy giờ, được biết miếu thờ ông rất thiêng thời gian đầu  người dân còn thấy đêm đêm có con hổ về chầu. Quy mô của đền thờ ông trước đây không lớn lắm, bao gồm nhà tiền đường 3 gian và 2 gian chánh tẩm bố cục theo kiểu chữ “ Đinh” Đền dựng theo hướng nam, phía trước là sông Nhơm, Phía sau đền là khu dân cư hiện nay. Đối với quan Tào Sơn không chỉ có làng Giáp phụng thờ mà tất cả làng ở Cổ Định đều thờ ông và ông được coi là vị thần hoàng của làng . Tại đền Tào Sơn vẫn còn đôi câu đối.

 “Tướng tiết anh linh thiên cổ miếu

Tào Sơn chính khí thập thôn thần”

    Đến nay đền thờ của các làng đều bị phá duy nhất chỉ còn lại ngôi đền thờ Tào Sơn ở làng Giáp nay thuộc tổ dân phố 2 thị trấn Nưa. Đền Tào Sơn là một di tích thờ danh tướng được ban tặng tước hầu (Một tước đứng hàng thứ hai trong ngũ tước) có công lao đối với nước với dân

Làng Giáp (xã Cổ Định xưa ) Là nơi sinh thành và hun đúc nên tài năng của người anh hùng ấy và chính ông Tào Sơn Hầu -  Lê Mạnh đã làm rạng rỡ thêm

trang sử vẻ vang của làng quê Cổ Định ngàn năm văn hiến.

          Đền Tào Sơn hầu được sở văn hóa thông tin tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa nằm trong cụm di tích thắng cảnh Cổ Định quyết định số 59/ QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 1993 của Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa.

                                                                        

                                                                                                 CCVH – XH:  

                                                                                                  Lê Văn Sơn